Theo Dược học cổ truyền vối có hai loại vối nếp và vối tẻ quanh năm xanh tốt, tháng 3-4 âm lịch ra hoa, tháng 8 quả chín, người ta hái quả đã già vào tháng 5-6 phơi khô làm thuốc
- Dược học cổ truyền chua me đất hoa vàng chữa viêm họng
- Dược học cổ truyền bài thuốc trị vàng da từ Hoàng cầm
Mạn kinh tử (quả vối): Có vị đắng cay, tính hơi hàn vào các kinh can, phế và bàng quang, có tác dụng làm mát huyết, tán phong nhiệt, điều trị các chứng: Cảm mạo do phong nhiệt, nhức đầu, chóng mặt, tê thấp, co giật, đau mắt do phong nhiệt, mắt mờ nhìn không rõ.
Nụ vối: Người ta thu hoạch hoa vối khi chưa nở gọi là nụ vối, phơi khô dùng nấu nước uống thay chè có tác dụng như lá vối. Ngoài ra, nụ vối còn dùng làm thuốc điều trị một số bệnh.
Lá vối: vị đắng cay, hơi chát, tính mát, có tác dụng điều hòa gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối sắc đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm huyết áp do gan nóng, tiêu đờm bình suyễn. Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.
Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị bệnh có dùng mạn kinh tử.
Chữa tiểu tiện không thông: mạn kinh tử sấy khô, bỏ tạp chất, tán bột mịn uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 3g.
Chữa tăng huyết áp: mạn kinh tử, hoa hòe, cát căn, mỗi vị 10g. Sắc uống.
Chữa đau đầu mắt mờ: mạn kinh tử 10g, cúc hoa 8g, tế tân 3g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, bạch chỉ 6g sắc với 600ml nước lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 20 ngày.
Chữa đau mắt có màng, sưng đỏ: mạn kinh tử 12g, thảo quyết minh, hạt mã đề, hạt ích mẫu, mỗi vị 10g. Tán bột mịn ngày 2 lần, mỗi lần 6g, uống với nước ấm.
Chữa gan nhiễm mỡ: mạn kinh tử 20g, hạ khô thảo 20g, hà diệp (lá sen phơi khô) 20g, ô mai 5 quả đun nước uống hàng ngày.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn