Chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ sự lành tính cùng các nguyên liệu quen thuộc. Mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những bài thuốc trị bệnh nhé!
- Thầy thuốc Đông y chia sẻ các bài thuốc chữa viêm tuyến sữa
- Thầy thuốc đông y cho biết một số bài thuốc điều trị bệnh từ Bồ công anh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến
Nội dung bài viết
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến
Các bài thuốc dân gian được lưu truyền thường sử dụng các thành phần thiên nhiên lành tính. Tác dụng của phương pháp này giúp giảm triệu chứng ban đầu của vảy nến từ đó các hiện tượng ngứa ngáy hay đau rát có thể được đẩy lùi.
Một số bài thuốc dân gian cụ thể như sau:
Chữa vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt cũng là người bạn của làn da, có khả năng giảm triệu chứng các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến dạng nhẹ. Lá lốt có tính ấm, giúp chống lại quá trình oxy hóa dưới da cũng như ngăn chặn nhiễm khuẩn do các tổn thương trên bề mặt da. Loại cây này dễ tìm được trong vườn nhà hoặc mua ở các chợ và siêu thị.
Dùng lá lốt để đun nước ngâm rửa hoặc bôi ngoài da:
- Lá, thân và rễ cây lá lốt rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 15-20 phút.
- Vớt ra để khô ráo.
- Dùng các bộ phận của lá lốt vò nát và đun sôi lấy nước. Sau khoảng 15 phút thì tắt lửa, để cho bớt nóng.
- Dùng nước lá lốt ấm rửa vùng da bị tổn thương để sát khuẩn và giảm các triệu chứng trên da. Thực hiện phương pháp này liên tục hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
Chữa vảy nến bằng lá khế
Công dụng của quả khế là lợi tiểu, giải độc, khử phong nhiệt, thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch… Lá khế vị chát, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, khử trùng tốt. Do đó, có thể dùng để trị các bệnh mụn nhọt, lở loét, khắc phục các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng,bệnh vẩy nến.
Cách đun nước tắm bằng lá khế được nhiều người áp dụng.
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế rửa sạch, vò nát
- Đun sôi với nước sạch từ 10 – 15 phút. Tắt bếp, để nguội đến độ ấm vừa phải thì đem tắm hoặc rửa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Có thể dùng nước lá khế để ngâm tay, chân trong khoảng 15 phút.
- Trong quá trình điều trị không gãi hoặc chà xát lên vết thương. Không sử dụng khi có vết thương chảy máu hoặc chảy nước vàng.
Chữa vảy nến bằng lá trầu không
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, trầu không được mệnh danh là một loại kháng sinh tự nhiên. Trong cây này chứa hợp chất alcaloid, tanin – thành phần này có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm lành nhanh vết thương hở. Sử dụng trầu không để chữa vảy nến giúp các vết thương nhanh lành hạn chế viêm nhiễm. Lá trầu không vừa dùng được để đun nước uống vừa có thể làm nước ngâm rửa ngoài da.
Đun nước uống từ lá trầu không:
- Chuẩn bị 8-10 lá trầu không loại bánh tẻ. Chọn lá lành lặn không sâu.
- Rửa sạch nguyên liệu rồi vò nát và cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
- Để nước sôi mạnh thì cho muối vào và tắt bếp.
- Chờ nước nguội thì chắt lấy nước chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
Chữa vảy nến bằng cây lược vàng
Lược vàng có tác dụng kháng khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra lược vàng có chất chống oxy hóa, giúp giảm đau và chữa lành các vết thương trên da. Sử dụng lược vàng trong điều trị vảy nến giúp chống viêm, kháng khuẩn. Sử dụng loại cây này trong để chữa bệnh có thể tham khảo các cách sau:
Bài thuốc uống:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá lược vàng. Rửa sạch, giã nát.
- Vắt lấy nước cốt và dùng để uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý khi chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian
Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, tuy gần gũi và dễ sử dụng tuy nhiên phương pháp dân gian vẫn tiềm ẩn một số hạn chế. Người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Các phương pháp dân gian mang tính truyền miệng, hiệu quả chưa thực sự được kiểm chứng. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà cách này phát huy hiệu quả cao hay thấp.
- Điều trị bệnh bằng dân gian chỉ giúp làm dịu các triệu chứng vảy nến, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi vảy nến có dấu hiệu chuyển nặng cần đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa.
- Quá trình điều chế từ các cây thuốc dân gian cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, Tránh cho da bị nhiễm trùng, bệnh dễ nặng thêm.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học giúp bệnh được điều trị tận gốc.