Nội dung bài viết
Loãng xương là căn bệnh khá nguy hiểm và mang lại khá nhiều phiền toái cho cho người bệnh, một phần gây nên bệnh loãng xương chính là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh, vậy để phòng và điều trị căn bệnh này thì nên và không nên ăn gì?
- Thực đơn bữa ăn phòng chống ung thư hiệu quả
- Bỏ túi một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương vô cùng hữu ích
- Những nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi.
Bệnh loãng xương làm mỏng và mòn xương
Thực phẩm kiêng kỵ đối với người bệnh loãng xương
Đối với những người bị loãng xương nên tránh xa những loại thực phẩm có tính axit như: gạo, bột mỳ, bánh ngọt, ngô, lạc, bánh quy, các loại thịt… bởi khi ăn quá nhiều thức ăn có tính axit các nguyên tố magie và canxi sẽ bị tiêu hao làm ảnh hưởng đến xương và một số các bệnh lý khác. Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các loại thực phẩm có tính axit không chỉ có vị chua mà còn chứa nhiều nguyên tố như lưu huỳnh, clo, photpho khiến chất không thể oxy hóa được hoặc sau quá trình trao đổi chất vẫn mang tính axit cao. Bởi vậy những người bị loãng xương nên tránh những thực phẩm chứa tính axit cao.
Theo trang tin Sức khỏe làm đẹp thì đối với những người mắc bệnh loãng xương thì nên hạn chế uống rượu bia, chất kích thích như trà, đồ uống có ga, cà phê. Không nên ăn các loại đồ ăn đóng hộp như thịt nguội, cá xông khói. Giảm ăn các loại rau cải như củ dền, bạc hà, rau muống, hành củ…
Mắc bệnh loãng xương cần ăn những gì?
Các loại sữa và thực phẩm chế biến từ sữa: Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa có chứa nhiều canxi đây là những thành phần cấu tạo xương, bởi vậy uống sữa đều đặn hằng ngày sẽ giúp bạn và gia đình chống loãng xương giúp xương chắc khỏe. Sữa và các thực phẩm từ sữa được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.
Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mỳ, gạo, bắp rang… các loại hạt ngũ cốc đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng ngăn ngừa lão hóa xương thậm chí có thể làm chậm quá trình oxy hóa. Những loại thực phẩm này có tác dụng bổ xương khớp. Ngũ cốc tốt cho xương khớp
Bệnh loãng xương nên và không nên ăn gì?
Các loại nấm: Các loại nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì tiểu đường đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Đặc biệt nấm có thể kết hợp cùng một số loại rau củ như cà rốt, bông cải, ớt giúp bổ sung thêm các vitamin C, A, E, K.. giúp cơ xương thêm dẻo dai. Trà xanh luôn được biết đến như một thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp giảm nguy cơ loãng xương vì trong thành phần trà có chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid. Tuy nó có tác dụng tốt nhưng không nên uống quá 3 cốc mỗi ngày bởi nó có thể gây nên tình trạng đau đầu, thở gấp, hoặc khó tiêu hóa. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, mọi người có thể lựa chọn cho bản thân và gia đình những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp xương khớp chắc dẻo dai.
Các loại rau xanh đậm: Những loại rau xanh như cải thìa, cải ngọt, cải rỗ, cải chíp, súp lơ… có chứa nhiều canxi, không chỉ thể các loại rau xanh đậm còn chứa vitamin K giúp giảm nguy cơ loãng xương trong cơ thể. Chùm ngây cũng được xem là một trong những loại rau củ chữa bệnh loãng xương vô cùng hiệu quả. Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau chùm ngây sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn