Nội dung bài viết
Tang diệp là lá của cây dâu tằm, là dược liệu có nhiều tác dụng tuyệt vời và được dùng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền.
Lá dâu tằm không chỉ được dùng để nuôi tằm dệt lụa
Tổng quan dược liệu tang diệp
Dâu tằm là một loại cây gỗ có chiều cao rơi vào khoảng 2-3 mét. Lá của cây (tang diệp) có hình bầu dục, có lá kèm, nguyên hoặc chia 3 thùy. Phần đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa. Các lá mọc so le nhau.
Từ cuống lá sẽ tỏa ra 3 gân rất rõ rệt. Mặt trên của lá có màu vàng lực hay nâu vàng nhạt, đôi khi chứa các nốt nhỏ nhô lên. Mặt dưới lá có màu nhạt hơn, có lông tơ mịn rải rác ở trên gân lá. Lá dâu tằm thường nhăn nheo, chất giòn và dễ gãy rụng.
Chúng thường được thu hái vào mùa thu, thời điểm trời có sương. Cần thu hái những lá bánh tẻ (không quá non hay quá già), còn nguyên màu xanh lục, không bị vàng úa cũng như không sâu…
Theo ghi nhận, dược liệu tang diệp có vị ngọt, đắng và tính hàn, quy vào các kinh Phế và Can. Thầy Trung – GV YHCT Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, tang diệp là vị thuốc có tác dụng mát huyết, tán phong nhiệt, sơ biểu, giải nhiệt, sáng mắt, bổ can thận… Dùng trị nhức đầu, ho do lao nhiệt, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt,…
Một số bài thuốc dân gian từ tang diệp
Trị ho khan đờm ít vàng do phế nhiệt
Nguyên liệu
Tang diệp: 8-12g
Sa sâm: 12-16g
Thổ bối mẫu: 8-12g
Hạnh nhân: 8-12g
Sơn chi bì: 8-12g
Vỏ lê: 8-12g
Đạm đậu xị: 8-12g
Cách dùng: Đem các vị cho vào ấm, sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Ngày uống 1 thang.
Trị cao huyết áp
Nguyên liệu
Tang diệp: 20g
Sung úy tử: 20g
Tang chi: 20g
Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm, gia thêm 1 thăng nước. Đun đến khi còn 600ml thì lấy nước thuốc ngâm rửa chân khi còn ấm trong vòng 30-40 phút trước lúc ngủ.
Trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Nguyên liệu
Tang diệp: 12g
Cúc hoa: 12g
Đơn sâm: 12g
Đơn bì: 12g
Hắc chi ma: 12-20g
Sài hồ: 12g
Xích thược: 10-12g
Bạch thược: 10-12g
Cách dùng: Các vị thuốc trộn đều, tán bột rồi làm thành hoàn. Ngày dùng 1 lần, mỗi lần lấy uống khoảng từ 8-12g cùng với nước sôi ấm.
Tang diệp thường xuất hiện trong các bài thuốc trị ho
Trị viêm màng tiếp hợp, mắt sưng đỏ do phong nhiệt
Bài thuốc dân gian số 1
Nguyên liệu
Tang diệp: 40g
Mang tiêu: 12g
Cách dùng: Tang diệp đem sắc lấy nước, lọc bỏ bã rồi cho mang tiêu vào hòa tan trong nước sắc. Dùng nước thuốc để rửa mắt khi còn ấm.
Bài thuốc dân gian số 2
Nguyên liệu
Tang diệp: 12g
Sài hồ: 12g
Quyết minh tử: 8g
Đăng sâm: 2-4g
Xích thược: 12g
Cách dùng: Các vị thuốc đem cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Ngày dùng 1-2 thang.
Trị lở ngứa ngoài da
Nguyên liệu
Tang diệp: 20g
Kim ngân hoa: 20g
Thương nhĩ (sao): 12g
Liên kiều: 12g
Sài đất: 16g
Kinh giới: 16g
Lá đơn đỏ: 16g
Nguyên liệu: Các vị thuốc cho vào ấm sắc cùng 1,6 lít nước. Đến khi còn 500ml là đạt, bỏ bã rồi chia uống 2 lần, ngày dùng 1 thang.
Trị viêm thanh quản
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu
Tang diệp: 20g
Đậu đen sao thơm: 24g
Phòng phong: 10g
Cát căn: 16g
Sa sâm: 12g
Kinh giới: 16g
Cam thảo: 10g
Lá tía tô: 12g
Lá xương sông: 12g
Rau tần dày lá: 12g
Huyền sâm: 12g
Trần bì: 10g
Cách dùng: Đem sắc lấy nước, chia uống 3 lần, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu
Tang diệp: 10g
Mơ muối: 10g
Rau má: 20g
Thiên môn: 16g
Cát cánh: 12g
Mạch môn: 12g
Xương bồ: 12g
Thương nhĩ: 12g
Xạ can: 10g
Ngũ vị: 10g
Bạch mao căn: 16g
Hoàng kỳ sao mật: 12g
Đương quy: 12g
Trần bì: 10g
Cam thảo: 10g
Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc lấy nước đặc, uống làm 3 lần, ngày dùng 1 thang.
Trị da khô, tóc bạc sớm
Nguyên liệu
Tang diệp: 16g
Đậu đen sao thơm: 30g
Hà thủ ô: 16g
Thiên môn: 20g
Cỏ mực: 20g
Đỗ trọng: 10g
Đương quy: 16g
Thục địa: 20g
Táo nhân sao đen: 16g
Cam thảo: 10g
Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống. Ngày dùng 1 thang.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng tang diệp cho những người mắc bệnh hư hàn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn