Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Bông mào gà - Dược học cổ truyền

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Bông mào gà

Nội dung bài viết

Bông mào gà là một loại cây được trồng làm kiểng hay còn mọc hoang tuy nhiên ít ai có thể ngờ rằng Mào gà còn là một cây thuốc Đông y được vận dụng trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Bông mào gà thường được trồng để làm cảnh

Bông mào gà thường được trồng để làm cảnh

Sơ lược đặc điểm, thông tin về cây Bông mào gà

Bông mào gà hay còn được gọi với tên khác là kê đầu, bông mào gà đỏ…Đây là một loại cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan – tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Bông mào gà thường ra quả vào tháng 9 đến tháng 11, quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng. Hoa thường ra vào tháng 7-9 hàng năm.

Theo Đông y, Cây bông mào gà có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay,…  Chỉ định và phối hợp: Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trị ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, Rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.

Một vài thành phần hóa học có trong bông mào gà

Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây bông mào gà có chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt bông mào gà có chứa dầu béo.

Một số đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với bông mào gà

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Bông mào gà

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Bông mào gà

  1. Cao huyết áp: Kê quan hoa 3 – 4 cái, Hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.
  2. Nhọt độc vùng gáy: (cảnh thư): Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
  3. Thổ huyết: Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
  4. Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc lấy nước uống.
  5. Chữa đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10 g, sắc lấy nước uống, hoặc Hoa mào gà 30 g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.
  6. Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15 g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9 g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g.
  7. Chữa lở loét: Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3 g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét. Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60 g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
  8. Trị rong kinh: Hoa mào gà 20g, ngải cứu 20 g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
  9. Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.
  10. Chữa viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc lấy nước uống.
  11. Trị lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15 g sắc lấy nước.
  12. Trị Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê quan hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch sắc Kê quan hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 – 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy , làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng ôxy tiêu hao của cơ tim.
  13. Trị rết cắn: Dùng cả cây hoa mào gà đỏ, giã nát, đắp vào vết thương.
  14. Chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày. Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
  15. Chữa trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5 g với nước trà.

Ngoài ra các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM còn cho biết ở Ấn độ người ta dùng hạt đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ rất chi hiệu quả.