Nội dung bài viết
Cây Dạ Cẩm hay còn được gọi với tên khác là Loét mồn, Đất lượt hay Chạ khẩu cắm…Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thầy thuốc áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.
Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Dạ Cẩm
Sơ lượt thông tin về cây cây Dạ Cẩm
Dạ Cẩm là một loại cây thuộc họ Cà phê Rubiaceae, cây có tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don. Cây Dạ cẩm thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Hà Tây, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,…
Dạ cẩm là loại cây leo, thường quấn vào các cây khác, có chiều dài từ 1m đến 2m. Thân cây Dạ Cẩm hình trụ và có nhiều đốt. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, có đầu nhọn với chiều dài 5 đến 15 cm và rộng 3m đến 6 cm. Lá có lông, phiến lá phẳng, không có răng cưa và cuống lá ngắn. Hoa Dạ cẩm hình xim, thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa Dạ cẩm có hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang, xếp hình cầu, nhỏ và có chứa nhiều hạt đen. Mùa quả dạ cẩm thường tập trung vào tháng 5 đến 7.
Dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Trong đó, hai vị thuốc này tiếp tục được chia thành 2 loại khác là loại có nhiều lông bao phủ và loại có ít lông, thường không trông thấy rõ. Cách phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím đơn giản. Cụ thể, loại thân xanh thường có các đốt mọc gần sát nhau, trong khi đó, các đốt của thân tím thường cách thưa nhau.
Theo chia sẻ từ các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây Dạ Cẩm có chứa một số thành phần hóa học như Alcaloid, Anthraglycosid, Tanin, Saponin và Anthra-glucozit.
Dạ Cẩm thường mọc hoang nhiều ở nước ta
Dạ Cẩm và một số bài thuốc trị bệnh hữu dụng
Trị loét lưỡi họng hoặc viêm lưỡi
- Cách 1: Dùng 1 nắm lá dạ cẩm, rửa sạch, thái nhỏ, chờ cháo chín cho vào và ăn. Mỗi ngày ăn một bát cháo lá cẩm cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Dùng 30g bột cam thao trộn đều với 200g bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi và uống.
- Cách 3: Sử dụng nước sắc lá dạ cẩm trộn với mất ong và đem nấu cô cho đến khi thành cao lỏng. Mỗi ngày sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ, lấy một ít cao thoa đều lên vết loét ở lưỡi và miệng. Thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả cao.
Chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm
- Cách 1: Chuẩn bị 5 kg dạ cẩm và 1 kg cam thảo đem xay mịn và trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10g đến 15g hòa tan nước sôi và uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm ít đường.
- Cách 2: Sử dụng 1000ml mật ong, 5 kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Lá dạ cẩm đem rửa sạch và cho vào nồi nấu với nước cho đến khi rục thành cao. Tiếp đó, cho đường phèn vào, khuấy đều cho đường hòa tan và cô lại. Sau đó, cho mật ong vào, chờ nguội vào đóng chai. Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần và mỗi lần sử dụng khoảng 20ml đến 30 ml. Nên uống cao lỏng dạ cẩm lúc đau hoặc uống trước khi ăn.
- Cách 3: Sử dụng 30g dạ cẩm đem sắc thuốc. Chia thuốc ra uống 2 đến 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc vào lúc đau để tăng tác dụng chữa trị.
Công dụng lành vết thương
Dùng lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Thường xuyên đắp 2 lần mỗi ngày giúp lên da non, chữa lành vết thương nhanh.
Dạ Cẩm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Dạ Cẩm
Khi sử dụng dược liệu Dạ Cẩm để điều trị bệnh, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, không nên sử dụng dạ cẩm điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai khi chưa được bác sĩ đồng ý.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Dạ Cẩm. Nếu có nhu cầu sử dụng Dạ Cẩm để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.