Nội dung bài viết
Sa sâm trong Đông y được xem là một cây thuốc quý, một loại Dược học cổ truyền với vô số công dụng chữa bệnh vô cùng hữu ích.
- Khám phá tác dụng chữa bệnh của củ tam thất
- Khám phá lợi ích tuyệt vời từ hạt đậu đỏ đối với sức khỏe
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ thảo dược Cam toại
Bật mí công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Sa sâm
Đặc điểm nhận biết và thông tin sơ lược về Sa sâm
Sa sâm có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), đây là một loại cây thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Sa sâm là một loại cỏ sống lâu năm thường mọc hoang ở dọc các bờ biển phân bố rãi rác khắp nước ta, cây có rễ mềm mọc thẳng, dài 15cm -25 cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thị ở quanh gốc, lá dài 5cm – 8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thùy, các thùy dưới thon lại thành cuống. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trông giống lá cải cúc hay bồ công anh. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4 mm có chùm lông sớm rụng.
Trong Y học cổ truyền, Sa sâm có vị đắng, ngọt và tính mát có tác dụng tả hỏa, dưỡng âm thanh phế, chỉ thấu, ích vị sinh tân. Dân gian thường dùng Sa sâm để chữa một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, ho khan, ho; Bệnh nhiệt bao tân dịch, lưỡi khô, gầy róc, khát nước.
Sa sâm và một số thành phần hóa học có trong cây
Về thành phần hóa học, dược sĩ Trương Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Sa sâm có tinh dầu, polysaccharid, acid triterpenic, β-sitosterol, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, trừ đàm, tăng trương lực cơ tim và kháng trực khuẩn.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây thuốc Sa sâm
Sa sâm thường mọc hoang ở các vùng ven biển ở nước ta
- Trị viêm phổi, ho đờm, tức ngực. Thang ích vị: Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc lấy nước uống.
- Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát Thang sa sâm mạch đông: Sa sâm 12g, mạch môn 12 g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.
- Chữa máu thiếu, da vàng. Bột nghệ 12g, Hồi hương 4 g, Nhục quế 4g, Sa sâm 12g.
- Viêm phế quản mãn tính, dãn phế quản, lao phổi Sa sâm 12-20 g, Ngọc trúc 8-12g, Cam thảo 4g, Tang diệp 8-12g, Biển đậu 8-12g, Thiên hoa 8-12 g. Cách dùng: sắc lấy nước uống.
- Chữa chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng. Thang thanh kim ích khí: Sa sâm 20 g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12 g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc lấy nước uống.
- Trị hư lao, phổi yếu, thổ huyết, nóng sốt, mạch nhanh, khó thở. Sa sâm nam 15g, tía tô 10g, gừng nướng 5 lát, cửu lý hương sao 4 g, chè mạn 2g, chanh non 1 quả (thái miếng). Sắc uống 2 lần trong ngày.
- Chữa bệnh nhiệt về cuối kỳ phạm đến tân dịch, còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát. Hoặc sa sâm nam 20g, rễ vú bò 20g, hà thủ ô 20g, bạch truật nam 20g, rễ cà gai 20 g, hoài sơn 12g, rễ cây lứt 12g, cam thảo nam 12g, trần bì 8g, gừng 4g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Có thể sấy bột làm viên, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20g.
Những lưu ý khi sử dụng Sa sâm trong chữa bệnh
Bên cạnh những lợi ích mà cây Sa sâm mang lại thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm, Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng. Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp mắc hội chứng hư hàn. Sa sâm tương tác với lê lộ.