Category Archives: Bài thuốc dân gian

Home / Bài thuốc dân gian
494 Posts

Những bài thuốc dân gian chữa hôi miệng hiệu quả giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị hôi miệng, tự tin khi nói chuyện và giao tiếp.

Khi bị hôi miệng sẽ khiến ta có cảm giác mất tự tin khi nói chuyện và giao tiếp

Khi bị hôi miệng sẽ khiến ta có cảm giác mất tự tin khi nói chuyện và giao tiếp

Khi bị hôi miệng sẽ khiến ta có cảm giác mất tự tin khi nói chuyện và giao tiếp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và công việc, vậy để khắc phục tình trạng hôi miệng chúng ta cần làm gì, có những bài thuốc dân gian rất hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị hôi miệng, cùng tìm hiểu các bạn nhé!

Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: Hôi miệng là một tình trạng khá thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên như: mắc các bệnh lý răng miệng, mũi họng, đường hô hấp, đường tiêu hóa… hoặc do nghiện thuốc lá, nghiện rượu và cũng có khi không phát hiện ra bất cứ một lý do cụ thể nào.

Dùng món ăn – bài thuốc

Bác sĩ YHCT giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để khắc phục tình trạng giúp trị hôi miệng hiệu quả

  • Bột đậu xanh 150g và hạnh nhân 60g, sao thơm tán bột, hòa với nước chín và đường phèn lượng vừa đủ thành dạng chè đặc, bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày ăn 3 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý đường hô hấp.
  • La hán 1 quả, trần bì 6g, sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý hầu họng.
  • Bách hợp và đậu xanh nghiền thành bột, nấu chín dưới dạng bột đặc, mỗi ngày ăn 1 bát con. Dùng chữa hôi miệng có ho, khạc đờm, hai gò má đỏ.
  • Mướp già 2 quả, thái vụn, luộc nhỏ lửa lấy nước, hòa thêm một chút muối, uống mỗi ngày 2 bát con. Dùng chữa hôi miệng kèm táo bón, đau nhức xương khớp toàn thân.
  • Bột gạo tẻ 250g, bột hoài sơn 15g, bột biển đậu 15g, bột bạch truật 15g, mật ong lượng vừa đủ, đem nấu thành dạng bột đặc, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh đường tiêu hóa.
  • Cá quả 1 con, lọc lấy thịt thái miếng. Đầu tiên dùng 60g rau thơm luộc trong 20 phút, sau đó cho các miếng cá sống vào, chần chín, chấm gia vị ăn. Dùng chữa hôi miệng do các nguyên nhân nội nhiệt gây nên.
  • Hoàng liên 6g, đường trắng 20g. Đem hoàng liên sắc kỹ với 100 ml nước, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa với đường, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu không thích đường thì đem hoàng liên hãm cùng với trà uống trong ngày. Dùng chữa các loại hôi miệng.
  • Thảo quả tươi loại tốt 250g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 100 ngày, mỗi ngày uống 1 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng kèm rối loạn tiêu hóa.
  • Vỏ bưởi 3 miếng, thái nhỏ đem nấu với thịt lợn nạc lượng vừa đủ làm canh ăn. Dùng chữa hôi miệng có kèm theo nóng trong, đại tiện bí kết.

Các Bài thuốc dân gian dưới đây giúp trị hôi miệng hiệu quả, giúp bạn lấy lại được sự tự tin trong giao tiếp

Vỏ bưởi trị hôi miệng rất hiệu quả

Vỏ bưởi trị hôi miệng rất hiệu quả

Dùng thuốc nước súc miệng

  • Mộc hương 10g, đinh hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1.000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.
  • Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Ba vị tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
  • Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 đến 4 lần, không được nuốt.
  • Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.
  • Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt
  • Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 đến 3 lần.
  • Hồ hoàng liên 15g, đởm phàn 10g, kha tử 50g, bạc hà tử 50g, mật gấu 2g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 2 đến 3g bột thuốc hòa với nước sôi để nguội ngậm và súc miệng.

Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 – 4 lần.

 

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, Củ gừng còn là một loại thảo mộc có ích cho sức khỏe và được áp dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y khác nhau.

Gừng là một loại thảo mộc có ích cho sức khỏe

Gừng là một loại thảo mộc có ích cho sức khỏe

Phân tích công dụng của củ gừng

Bác sĩ chuyên khoa phân tích, gừng là một loại cây nhỏ sống lâu năm, Đông Y dùng thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô, Sinh khương là thân rễ tươi, Can khương là thân rễ khô. Gừng có vị cay, nồng ấm tác dụng làm nóng ấm,ra mồ hôi. Gừng giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, kém ăn, nôn mửa, chữa ho mất tiếng, say tàu xe, cảm mạo phong hàn.

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:  trong gừng tươi có hai hoạt chất Gingerol là một flavonol và phytonutrient chúng có công dụng liên kết với việc ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch và nhiều hơn nữa. Gingerol có nhiều lợi ích sức khỏe trong cơ thể con người. Nó hoạt động như một chất chống viêm (một chất có thể ngăn chặn viêm trong cơ thể) và một chất chống oxy hóa (một chất đó bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại).

Gingerol là một flavonol và phytonutrient hoạt động để làm giảm chứng đau nửa đầu, buồn nôn và các triệu chứng đau đớn, kết hợp với viêm khớp. Gừng cũng làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ chống lại một số loại ung thư (bao gồm cả bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng) và đối xử với cao huyết áp.

Tác dụng của gừng

Theo Y học cổ truyền cây gừng gió có một số tác dụng chính như sau:

  • Tác dụng kích thích tiêu hóa.
  • Tác dụng điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu.
  • Tác dụng điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt
  • Tác dụng tẩy độc đường ruột
  • Tác dụng làm ấm bụng

Một số bài thuốc dân gian từ củ gừng có công dụng chữa bệnh

Một số bài thuốc dân gian từ củ gừng có công dụng chữa bệnh

Củ gừng – vị thuốc có công dụng chữa bệnh

Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết: Ngoài việc sử dụng tươi, củ gừng còn được chế biến thành một số vị thuốc với công dụng trị bệnh khác nhau, cụ thể như sau:

Bào chế thán khương: Lấy củ gừng khô sao cháy đen tồn tính, trong còn tý vàng, ngửi còn mùi gừng thì úp vung lại. Có thể để vào chảo úp vung lại, thỉnh thoảng sao qua, khi nào không thấy còn khói ra là được. Tốt hơn hết lấy nồi đất, bỏ gừng khô vào, lấy đất sét trét kín chỉ để hở một hai lỗ nhỏ, đốt cả nồi, khi nào không thấy có khói ra là được.

Gừng ngâm dấm: Khi kết hợp gừng và dấm lại với nhau chúng ta sẽ có được bài thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm khớp, làm giảm mỡ máu, rất tốt đối với người mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng rất tốt cho việc tiêu mỡ và đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể…

Việc thực hiện bài thuốc này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần 500g gừng tươi ngâm cùng với 250ml dấm gạo trong khoảng thời gian 1 ngày. Nên ăn gừng ngâm dấm vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc Đông y trị bệnh từ củ gừng

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng gừng được dùng phổ biến trong dân gian bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ: Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống.
  • Chữa đau bụng do lạnh: riềng 12 g (sao vàng) , củ gừng 8g (nướng cháy vỏ), củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.
  • Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
  • Chữa trúng gió, tê tay chân: Gừng sống 40g, đồng tiền 80g. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống khi còn ấm.
  • Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai: gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.

Đau họng khi chuyển mùa là tình trạng nhiều người dễ gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, có nhiều bài thuốc dân gian chữa đau họng hiệu nghiệm hơn hẳn thuốc nhỏ hay siro. 

Đau họng khi chuyển mùa là tình trạng nhiều người dễ gặp phải

Đau họng khi chuyển mùa là tình trạng nhiều người dễ gặp phải

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Để tránh khỏi những cơn đau rát vô cùng khó chịu vùng họng mà không cần phải dùng thuốc kháng sinh, bạn có thực hiện một trong những phương pháp bài thuốc dân gian chữa đau họng rất đơn giản nhưng hiệu quả như sau:

Nước muối loãng

Một phương pháp đơn giản và vô cùng hiệu quả để chấm dứt tình trạng đau họng là súc miệng bằng nước muối loãng. Ngoài tác dụng sát khuẩn cho họng, nước muối còn giúp khử mùi hôi miệng rất tốt.

Bạn có thể mua nước muối sinh lý hoặc tự pha bằng muối trắng trong nhà bếp. Sử dụng từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ khiến tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Dẫn chứng cho hiệu quả thần kì của nước muối loãng, một nghiên cứu sức khỏe đã chỉ ra: Có khoảng 40% những người bị đau họng, nhiễm trùng đường hô hấp thực sự cảm thấy có hiệu quả sau 2-3 ngày thường xuyên súc miệng nước muối loãng.

Trà chanh mật ong

Phương thuốc thứ 2 là sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn rất tốt gồm chanh và mật ong.

Phương pháp này được khuyến khích dùng điều trị và phòng ngừa bệnh đau họng lâu dài. Pha một tách trà nóng, cho 1 thìa café mật ong, ½ quả chanh tươi vắt nước vào là bạn đã có ngay một thức uống vừa thơm ngon, vừa trị bệnh hiệu quả.

Tỏi sống chữa đau họng cực kì hiệu nghiệm

Tỏi sống chữa đau họng cực kì hiệu nghiệm

Tỏi sống

Ngậm tỏi sống là một trong những bài thuốc dân gian chữa đau họng cực kì hiệu nghiệm. Nguyên nhân là do trong tỏi sống chứa allicin-một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus. Tuy nhiên phương pháp này có thể không phổ biến với nhiều người vì mùi tỏi sống rất nồng và gây khó chịu.

Rễ cam thảo

Rễ cây cam thảo có đặc tính chống virus và kháng khuẩn giúp tăng cường miễn dịch. Chính vì vậy, đây là vị thuốc được tin dùng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn và nấm, trong đó có đau họng do thời tiết chuyển mùa.

Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên, bởi thế nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng.

Phở gà

Một nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng chất nhầy trong phổi gà có tác dụng giúp người bệnh ho ra đờm nhanh. Do đó, những người bị đau họng có thể ăn phở gà để làm giảm tình trạng đau, ho, đờm và chảy nước mũi xuống cổ họng.

Ngoài ra, phở gà cũng được trung tâm y tế ĐH Nebraska chứng minh có tác dụng chống virus, chống viêm. Quả là một hiệu quả không ngờ từ một món ăn bổ dưỡng.

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể

Uống nhiều nước

Cách dễ dàng nhất để hạn chế nhiều bệnh do tác động của môi trường là bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể là một yếu tố quan trọng để tránh bị viêm, đau họng. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho cổ họng mình như được bôi trơn và làm ẩm, ngăn chặn bớt những vi khuẩn gây đau rát họng.

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: Ngoài ra, bạn có thể tìm mua và sử dụng sản phẩm súc họng có chứa thành phần povidone-iodine, hoạt chất này có tác động trực tiếp lên các mầm bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và vi nấm,… Trong đó, iod là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone-iodine đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iod một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Sử dụng ngay khi chớm có dấu hiệu viêm họng đầu tiên như đau họng, rát họng…sẽ mang lại hiệu quả nhanh, tránh được những phiền phức do bệnh viêm họng mang lại.

 

Chữa bệnh gút từ đậu xanh, bài thuốc dân gian trị bệnh Gút hiệu quả, không tốn kém và dễ thực hiện rất được mọi người tin dùng.

Đậu xanh, bài thuốc dân gian chữa bệnh gút hiệu quả

Đậu xanh, bài thuốc dân gian chữa bệnh gút hiệu quả

Hiện nay bệnh gút không chỉ là căn bệnh như trên mà nó có thể gặp phải ở bất kể đối tượng nào, giới tính nào và công việc ra sao chứ không chỉ riêng người giàu.Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.

Lâu nay có một bài thuốc dân gian bình dân chữa trị bệnh gút hiệu quả, không tốn kém và dễ thực hiện được nhiều người tin dùng đó là sử dụng đậu xanh như một phương thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi về hiệu quả cao của nó.

Theo Đông y, hạt đậu xanh có lợi trong việc thanh nhiệt giải độc, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, là thứ hạt có tính mát và lành và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ hạt đậu xanh không độc vừa có tác dụng giải nhiệt độc vừa dùng chữa mụn nhọt.

Sở dĩ đậu xanh chữa bệnh gút được do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gút

Đậu xanh còn có lợi ích trong việc kháng viêm , cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, có tác dụng giúp giảm viêm do gút gây ra một cách hiệu quả.

Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và  bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo giảng viên cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Bài thuốc dùng đậu xanh thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả người bệnh cần kiên trì vì ăn nhiều sẽ gây ngán. Nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.

Hướng dẫn chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh

Hướng dẫn chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh

Lưu ý:

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ: Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn thêm các loại thực phẩm khác để không bị tụt huyết áp.

Khi sử dụng đậu xanh không nên dùng thuốc gì kèm theo vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.

Uống nhiều nước trong ngày.

Kiêng: Một số thực phẩm có tính cay, nóng. Nội tạng động vật, kiêng hải sản, nước chè, thịt chó. những thực phẩm khó tiêu.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.

Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc cơ thể. Phụ nữ ăn cháo đậu xanh sẽ có những thay đổi tích cực về làn da.

 

Rau diếp cá được dùng phổ biến hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết những công dụng thần kì giúp chữa bệnh, làm đẹp da vô cùng hiệu quả cho con người.

Diếp cá được dùng để chữa bệnh cho con người hiệu quả nhất

Diếp cá được dùng để chữa bệnh cho con người hiệu quả nhất

Nhiều người thường không thích diếp cá bởi mùi tanh như cá, trên thực tế đây là loại rau được dùng làm gia vị thường ăn sống để tăng hương vị cho các món ăn. Không chỉ vậy diếp cá còn giúp thanh nhiệt, giải độc, giải khát rất tốt vào những ngày hè.

Trong Y học cổ truyền diếp cá có tính hàn khả năng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng được áp dụng để chữa bệnh vô cùng hiệu quả đồng thời làm đẹp cho phái nữ rất tốt.

Diếp cá giúp ngừa tóc bạc sớm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý của rau diếp cá khi ăn thường xuyên sẽ giúp tóc đen mọc sớm trở lại. Bở vì trong diếp cá có các thành phần chính như: Protein, chất béo, carbohydrate cùng một số tiền chất của của N-methyl xeton, axit lauryl.

Bởi vậy diếp cá có thể giúp kích thích tóc đen mau chóng mọc lại sớm. Ngoài ra diếp cá được dùng để phế cầu khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, trị cảm cúm….tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt.

Diếp cá trị táo bón, trĩ

Diếp cá là vị thuốc đông y được sử dụng để chữa các bệnh đường ruột như táo bón, bệnh trĩ. Bởi chúng có chứa các hoạt chất như quercetin, isoquercetin giúp lợi tiểu, đồng thời tăng cường sự bền vững của các mao mạch.

Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  Bình Thạnh tại TPHCM cho biết: tinh dầu diếp cá có chứa chất decanol acetaldehyde giúp kháng viêm, kháng khuẩn như liên cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ. Bởi vậy sử dụng diếp cá để trị các chứng bệnh như viêm ruột, táo bón, kiết lỵ, bí tiểu, mụn nhọt, ghẻ lở, lở ngứa… vô cùng hiệu quả.

Các nhà thuốc Đông Y khuyến nghị dùng diếp cá để trị  bệnh trĩ rất tốt nhưng cần có sự kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày.

Rau diếp cá được sử dụng để làm đẹp cho bạn gái

Rau diếp cá được sử dụng để làm đẹp cho bạn gái

Diếp cá chữa cảm sốt

Theo bài thuốc dân gian trong đó diếp cá là vị thuốc chữa cảm sốt, giải độc cho trẻ em dùng rất tốt. Nếu trẻ bị sốt lấy khoảng 20-40g diếp cá đem rửa sạch giã nát rồi lọc lấy nước cốt và đun sôi. Cho thêm chút đường để trẻ uống sẽ hết sốt nhanh chóng.

Ngoài ra trẻ em bị bệnh sởi có các dấu hiệu như sốt, ban đỏ có thể dùng diếp cá để trị bệnh sởi nhờ có hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất.

Bên cạnh đó diếp cá còn được dùng để chữa ho cho trẻ em vô cùng hiệu quả bởi chúng có chứa hoạt chất tương tự như kháng sinh giúp trị ho hữu hiệu.

Chữa ho cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản bằng cách giã nhuyễn diếp cá rồi đun cùng với nước vo gạo cho đến khi nhừ rồi lọc lấy nước uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Da đẹp sáng mịn với diếp cá

Diếp cá ngoài công dụng chữa bệnh diếp cá được tận dụng diếp cá làm đẹp da rất nhiều bằng cách ngâm diếp cá với rượu nếp khoảng 35 độ trong một bình thủy tinh khoảng 1-2 tháng rồi chắt lấy dung dịch để  pha với nước rửa mặt hoặc vỗ lên da sau khi rửa mặt. Cách này sẽ giúp da láng mịn sáng đều màu tự nhiên, đồng thời các lỗ chân lông được se khít một cách hiệu quả, mụn cũng giảm hẳn.

Hoặc có thể dùng diếp cá giã nát lấy nước cốt pha với mật ong để thoa đều lên da mặt trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch da mặt. Mỗi tuần thực hiện 3 lần sẽ giúp dưỡng da sáng mịn đều màu, trị mụn tốt hơn.

Diếp cá thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc nên được tận dụng để làm nước giải khát, thanh lọc cơ thể đào thải độc tố ra ngoài rất hiệu quả đồng thời chăm sóc da mịn màng cho phái đẹp.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Xơ vữa mạch vành là chứng bệnh thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc điều trị giúp trị xơ vữa mạch vành.

Bài thuốc YHCT điều trị giúp trị xơ vữa mạch vành rất hiệu quả

Bài thuốc YHCT điều trị giúp trị xơ vữa mạch vành rất hiệu quả

Bài thuốc YHCT điều trị giúp trị xơ vữa mạch vành rất hiệu quả

Theo YHCT, Xơ vữa mạch vành nguyên nhân của bệnh là do rối loạn chuyển hóa lipit trong cơ thể, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn.

Người bệnh có những triệu chứng điển hình là đau trong lồng ngực, khó thở, hoảng hốt, hồi hộp, lo âu mất ngủ hoặc ngủ chập chờn. Đau có khi lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khi phải gắng sức, bị nhiễm lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh. Sau đây là một số bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bị bệnh.

  • Bài 1: xuyên khung 10g, lạc tiên 16g, long nhãn 12g, đinh lăng 16g, hoàng kỳ 12g, tang diệp 20g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 14g, hà thủ ô 16g, ích mẫu 12g, phục thần 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, dưỡng tâm an thần.
  • Bài 2: cát căn 15g, tang diệp 20g, bồ công anh 20g, hà thủ ô 16g, thục địa 12g, ngũ gia bì 15g, tâm sen 10g, hắc táo nhân 16g,đại hoàng 4g, ích mẫu 12g, cam thảo 10g, hồng hoa 10g, đương quy 15g, tô mộc 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, chống co thắt.
  • Bài 3: lạc tiên 20g, bạch thược 12g, thục địa 12g, đương quy 16g, đinh lăng 20g, cát căn 20g, tô mộc 20g, liên nhục 16g, trúc diệp 16g, xuyên khung 10g, tâm sen 10g,  cam thảo 10g, huyết đằng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Tác dụng: dưỡng tâm, hoạt huyết, chống co thắt mạch vành.

Các món ăn kết hợp tăng hiệu quả trị bệnh

Các món ăn kết hợp tăng hiệu quả trị bệnh

Các món ăn kết hợp tăng hiệu quả trị bệnh

Cháo chim bồ câu – táo nhân: chim bồ câu 1 con, táo nhân 20g, gạo tẻ 80g, cho gia vị vừa đủ. Chim bồ câu vặt lông bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, sau đó cho vào xào chín kỹ. Gạo tẻ đãi sạch thêm nước hầm thành cháo. Táo nhân sao đem tán bột mịn. Cho gạo vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo, khi cháo chín cho thịt chim bồ câu và bột táo nhân vào trộn đều, cho sôi lại là được. Tác dụng: chim bồ câu bổ ngũ tạng, lưu thông huyết mạch. Táo nhân sao đen dưỡng tâm an thần. Dùng món này cải thiện được tâm khí, tốt cho người bị hoảng hốt, lo âu, khó thở, tâm thần hao tán, đau vùng ngực, giấc ngủ chập chờn…

Cháo tim lợn, lạc tiên: tim lợn 1 quả, lạc tiên phơi khô 40g, gạo tẻ 80g, gia vị vừa đủ. Tim lợn đem thái lát mỏng, ướp gia vị rồi xào chín. Lạc tiên cho vào ấm, đổ nước nấu sôi khoảng 20 phút rồi rót lấy nước bỏ bã. Lấy nước này cùng gạo hầm cháo cho thật chín. Khi cháo được cho tim lợn vào trộn đều, cho sôi lại là được, gia vị vừa ăn, ăn nóng, chia ra ăn hai lần sáng chiều. Tác dụng: tim lợn bổ tâm huyết; lạc tiên an thần. Món này rất tốt cho người bị đau ngực, tinh thần bất an, hồi hộp lo âu, rạo rực, thiếu máu cơ tim, giấc ngủ chập chờn…

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Vào những thời gian chuyển mùa, mưa nắng thất thường cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, đau đầu…. Để chữa trị Đông Y giới thiệu một số bài thuốc bài thuốc hay hiệu quả

Bài thuốc điều trị chứng bệnh hay gặp khi chuyển mùa trong YHCT

Bài thuốc điều trị chứng bệnh hay gặp khi chuyển mùa trong YHCT

Bài thuốc điều trị chứng bệnh hay gặp khi chuyển mùa trong YHCT

Đau lưng ở thể hàn thấp: Chứng đau lưng cấp tính, thường xảy ra sau khi làm nặng hoặc khi thời tiết chuyển mùa, ngâm nước lâu, người bị lạnh như mắc mưa, … Theo Y học cổ truyền người bệnh đau lưng ở thể hàn thấp có biểu hiện đau lưng, người bệnh cúi ngửa khó khăn, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn, khám thấy rêu lưỡi trắng.  Người bệnh có thể dùng một trong hai bài thuốc dân gian sau.

Bài 1: Độc hoạt 15g, gại táo 15g,  mạn kinh tử, xuyên khung, khương hoạt, cảo bản, quế chi , ma hoàng, cam thảo mỗi vị 10g. Tất cả các vị đổ vào ấm cho ngập nước sắc nhỏ lửa còn 300ml nước, có thể thêm 2 đến 3 lát gừng tươi giã nhỏ cho vào nước thuốc mới sắc xong, uống khi thuốc còn ấm.  Ngày uống 3 lần, dùng trong 5 ngày.

Bài 2: Độc hoạt, đảng sâm , ngưu tất , đỗ trọng ,đại táo mỗi vị 15g, ký sinh, phòng phong, tần giao, quế chi, đương quy, bạch thược, xuyên khung, cam thảo mỗi vị 10g, tế tân 05g. Tất cả các vị đổ vào ấm cho ngập nước sắc nhỏ lửa, có thể thêm 2 đến 3 lát gừng tươi giã nhỏ cho vào nước thuốc mới sắc xong, uống khi thuốc còn ấm, sắc còn 300ml nước.  Ngày uống 3 lần, dùng trong vòng 5 ngày.

Bài thuốc dân gian điều trị chứng bệnh hay gặp khi chuyển mùa

Bài thuốc dân gian điều trị chứng bệnh hay gặp khi chuyển mùa

Bài thuốc trên có công dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp ôn kinh hoạt lạc.  Ngoài ra để giảm đau lưng người bệnh có thể tự dùng hai mu bàn tay xoa và day nhẹ vùng lưng bị đau. Đối với trường hợp đau nhiều người bệnh có thể lấy cám gạo khoảng 150g hoặc muối tinh 200g rang nóng sau đó dùng 3 đến 5 lớp lá lốt trải trên vùng đau, sau đó dùng vải bọc cám hoặc muối đã rang chườm trên vùng đã trải lá. Lưu ý khi dùng muối rất nóng do vậy cần cẩn thận để tránh bị bỏng.

Trị cảm lạnh: Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Do sự xâm nhập của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường, cơ thể nhiễm lạnh và rối loạn.  Ngoài ra, có thể do nguyên nhân ăn uống quá nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong, do đó khi gặp khí lạnh bên ngoài thì không đủ sức chống đỡ. Khi mắc người bệnh thường có triệu chứng của cảm lạnh thường là sốt mà không ra mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:

  • Bài 1: Gừng tươi 15g đến 20g, hành hoa Hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 500ml nước, để sôi tầm 10 phút. Uống nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, khi mồ hôi ra cần lau khô để tránh bị cảm lạnh lại.
  • Bài 2: Gạo tẻ 100g, dọc hành tươi, tía tô, mỗi vị 20g; gừng tươi 12g. Tất cả rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra bát rồi trộn chung với tía tô, hành, gừng. Thêm gia vị và ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Ngoài ra, có thể lấy dầu xoa đánh gió thêm để giải cảm cũng rất tốt.

Trị đau nhức xương khớp: Mỗi khi thời tiết thay đổi, những người mắc bệnh phong thấp hoặc viêm khớp dạng thấp dễ bị tái phát. Nhất là người cao tuổi ki thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường lại gặp một số triệu chứng như đau nhức một khớp hay nhiều khớp, đau lưng, khớp ngón tay, đau khớp cổ, vai, khuỷu tay,  ngón chân… Trường hợp này có thể dùng một trong bài thuốc sau:

  • Bài 1: Lá lốt, cỏ xước, cành dâu tằm, mỗi thứ 12g, gừng khô, rễ tranh, mỗi thứ 10g; củ nghệ 8g. Tất cả đổ ngập nước sắc nhỏ lửa, sắc còn 300ml, chia ra 2 lần và uống ấm, trước bữa ăn.
  • Bài 2: Lá lốt, cỏ xước, tang chi, thổ phục linh, mỗi thứ 12g; quế chi, thiên niên kiện, vỏ quýt, mỗi thứ 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

Lưu ý, đối đối những người có bệnh mạn tính, rối loạn chuyển hóa hoặc đang uống thuốc định kỳ khi áp dụng các bài thuốc đông y cần được tư vấn cụ thể của thầy thuốc .

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Nhiều bạn phải đối mặt với những cơn ho khan sặc sụa kéo dài hàng tháng trời mà không hết. YHCT giới thiệu bài thuốc chữa ho khan hiệu quả.

Tổng hợp các bài thuốc chữa ho khan hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Tổng hợp các bài thuốc chữa ho khan hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Tổng hợp các bài thuốc chữa ho khan hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Trong YHCT, ho được xếp vào chứng “khái” hay “khái thấu”, nguyên nhân do phế, tỳ, thận khí hư… Phong hàn táo nhiệt xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoặc bì phu cơ nhục, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho. Nay xin giới thiệu với độc giả bài thuốc dân gian chữa ho khan đơn giản, dễ áp dụng để độc giả áp dụng khi cần thiết.

Nguyên liệu: Nghệ vàng 10 đến 15g, lá trầu không 5 đến 6 lá.

Chế biến: Nghệ loại bỏ đất cát rửa sạch, trầu không chọn lá bánh tẻ bóng mập rửa sạch, tất cả đem xay hay giã nhuyễn, chế khoảng 1/3 bát nước sôi để nguội lọc lấy nước cốt, chia nhỏ dùng 4 đến 5 lần trong ngày sáng, trưa và tối mỗi lần dùng 2 – 3 thìa cà phê, thường uống 1 – 2 ngày sẽ có kết quả. Bài thuốc có tác dụng ôn can thận, khứ mủ, phá ung nhọt, , thanh phế, ích tỳ, sát khuẩn, sạch hầu họng. Thích dụng cho những chứng bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi…, nhất là tình trạng ho khan, ho kéo dài không rõ nguyên nhân…

Bài thuốc dân gian chữa ho khan đơn giản, dễ áp dụng để độc giả áp dụng khi cần thiết

Bài thuốc dân gian chữa ho khan đơn giản, dễ áp dụng để độc giả áp dụng khi cần thiết

Theo Y học, trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng ôn trung, hành khí, hóa đàm, chống ngứa, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống… Được dùng thuốc sát khuẩn, làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt, phòng chống bệnh lỵ, sốt rét và trị các bệnh đường hô hấp, dạ dày, bỏng… Dưới nhãn quan của y học hiện đại, lá trầu không chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm, có vị nồng, chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Nghệ vị cay, đắng, tính ôn vào hai kinh can và tỳ, nghệ tác dụng phá u cục, huyết tích, trị mụn nhọt, sát khuẩn kích thích mọc tổ chức hạt và cầm máu. Thường dùng trị các bệnh lý gan thận, cầm máu, bệnh phụ nữ, phá ung nhọt, trị vết thương…

Theo YHHĐ, trong nghệ có chứa 0,3% curcumin, 3-5% tinh dầu, 25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65% xeton sespuitecpenic, các chất turmeron… Được ứng dụng trị ho, các bệnh dạ dày tá tràng, bổ huyết, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, cầm máu…

Chú ý: Bài thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai, thai phụ sau sinh không có huyết ứ không nên dùng. Để nâng cao hiệu quả, người bệnh nên bôi dầu hoặc dán cao vào huyệt dũng tuyền (huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân) cửa ngõ của thận, thận được ôn ấm, phế khí tốt tất sẽ giảm ho.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Củ hoàng tinh còn gọi là củ cơm nếp là một dược liệu trong Y học cổ truyền. Củ hoàng tinh có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế…

Giới thiệu những bài thuốc hay từ củ hoàng tinh theo Y học cổ truyền

Giới thiệu những bài thuốc hay từ củ hoàng tinh theo Y học cổ truyền

Giới thiệu những bài thuốc hay từ củ hoàng tinh theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, củ hoàng tinh có tên thuốc là thục hoàng, tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, suy kiệt, mệt mỏi, kém ăn, phế hư,  kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư nhược, miệng khô, háo khát, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát. Củ hoàng tinh  dùng riêng nấu nước uống hoặc tán bột ăn với cháo chữa các chứng hư tổn suy nhược.

Củ hoàng tinh còn gọi là củ cơm nếp – một dược liệu quý của y học cổ truyền. Củ hoàng tinh được thu hái về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, không bổ đôi, xếp vào chõ, đồ chín hoặc cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun gần cạn, phơi khô. Làm nhiều lần như vậy đến khi củ mềm, mặt trong và mặt ngoài đều đen, không dính tay là được. Cuối cùng, phơi thật khô. Dược liệu có thể chất mềm, dẻo, vị ngọt, màu đen,  mùi thơm với thành phần hóa học chủ yếu là manose, polysaccharid, 4 saponin steroid là các kingianosid A, B, C, D. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ củ hoàng tinh để bạn đọc tham khảo:

Một số bài thuốc dân gian từ củ hoàng tinh

Một số bài thuốc dân gian từ củ hoàng tinh

Thuốc bổ giảm mệt mỏi, sinh tân dịch: củ hoàng tinh 25g, đảng sâm 10g, ba kích 20g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm cùng 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng, pha thêm 100ml siro đơn. Ngày uống 3 lần trước hai bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Hoặc dùng bài: củ hoàng tinh 10g, sa sâm 8g, ý dĩ 10g, sắc với 200ml nước khi còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

Chữa thiếu máu: củ hoàng tinh 20g; thục địa, hà thủ ô, rễ đinh lăng mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.

Chữa ho ra máu: củ hoàng tinh 50g, bạch cập 25g, bách bộ 25g. Tất cả tán bột, rây mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần uống, mỗi lần 6g.

Ở Trung Quốc, củ hoàng tinh cũng được dùng phổ biến để chữa những bệnh sau:

Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: bá tử nhân, thạch xương bồ, uất kim mỗi vị 10g; củ hoàng tinh, côn bố mỗi vị 15g; sơn tra 24g, diên hồ sách 6g. Ngày dùng 1 thang, sắc uống, chia ra 3 lần. Mỗi đợt điều trị trong 4 tuần.

Chữa đái tháo đường: củ hoàng tinh 20g, trạch tả 10g, nhân sâm 10g,  hoàng liên 10g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.

Chữa huyết áp thấp: đảng sâm 30g, củ hoàng tinh 30g, cam thảo (chích) 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa rối loạn thần kinh thực vật: củ hoàng tinh 180g; câu kỷ, hà thủ ô, sinh địa, bạch thược mỗi vị 90g; đương quy, hoàng kỳ, đảng sâm, táo nhân (sao) mỗi vị 60g; hồng hoa, bội lan, mạch môn, cúc hoa, xương bồ, viễn chí mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6 lít rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Bệnh đông ôn thường xảy ra vào mùa đông. Biểu hiện lý nhiệt, phát sốt, lòng buồn phiền, khát nước, ho, đau mạng sườn, lưỡi đỏ rêu vàng, đại tiện bí kết.

Bài thuốc Y học cổ tuyền điều trị bệnh đông ôn hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ tuyền điều trị bệnh đông ôn hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ tuyền điều trị bệnh đông ôn vô cùng hiệu quả

Đông Y cho rằng do khí ấm trái mùa, đáng lý rét mà lại ấm, con người cảm phải khí trái mùa ấy, đồng thời bên trong cơ thể vốn hư yếu mà sinh bệnh. Tùy từng chứng trạng mà dùng bài thuốc dân gian phù hợp như sau:

Nếu ban đầu sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng, không mồ hôi, miệng khát.

Dùng bài: Sơn chi tử (sao cháy) 10g, hành tươi 3 củ, bạc hà 4g, liên kiều 4g, đạm đậu sị 15g, cát cánh 4g, đạm trúc diệp 30 lá, cam thảo 3g. Sắc uống khi thuốc còn ấm.

Nếu nóng nhiều, sợ lạnh

Dùng bài: liên  kiều 40g, kim  ngân hoa 40g, ngưu bàng tử 24g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo sống 20g, kinh giới tuệ 16g, đam trúc diệp 16g, đạm đậu sị 20g. Tất cả tán giập, mỗi lần dùng 24g nấu với rễ lau tươi, khi sôi bốc mùi thơm thì rót uống dần, đừng đun sôi lâu sẽ giảm tác dụng của thuốc. Bệnh nặng ngày uống 3 lần nếu nhẹ thì uống 2 lần. Bệnh chưa khỏi thì cứ sắc thuốc uống tiếp.

Nếu mình nóng, đau mạng sườn, miệng khát, ho, thở khò khè.

Dùng bài: Hạnh nhân 20g, tang diệp 10g, cúc hoa 4g, cát cánh 8g, liên kiều 5g, bạc hà 3g, cam thảo 3g, rễ lau 8g. Sắc lấy nước thuốc. Thạch cao 6g, tán nhỏ cho vào nước thuốc mà uống.

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh đông ôn

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh đông ôn

Nếu có biểu hiện: sau khi cho ra mồ hôi, không sợ lạnh mà lại sợ nóng, miệng khát lưỡi đỏ, rêu vàng ho sặc, tức ngực, sườn đau.

Dùng bài: Thạch cao 40g (giã nát), hạnh nhân 20g, tang diệp 15g, liên kiều 20g, tri mẫu 24g, cam thảo sống 8g, gạo tẻ 6 vốc, hoàng cầm 15g, sơn chi 20g. Sắc uống trong ngày.

Nếu thấy có triệu chứng lưỡi đỏ rêu vàng khô  buồn phiền, nói sảng, đại tiện táo bón.

Dùng bài: Đại hoàng 12g, sinh địa 12g, mang tiêu 20g, cam thảo sống 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống.

Nếu bệnh nặng, thần chí mê man nói sảng, ban chẩn tím đen, lưỡi đỏ sẫm.

Dùng bài: Chích cam thảo 24g, ma nhân 12g, sinh mẫu lệ 20g, sinh bạch thược 24g, mạch môn (bỏ lõi) 20g, can địa hoàng 24g, a giao 12g, sinh miết giáp 24g. Sắc uống trong ngày.

Hoặc dùng bài: cam thảo 40g, mạch môn 28g, địa hoàng 32g, bạch thược 32g. Sắc uống ngày 3 lần, tối 1 lần.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn