Bài thuốc dân gian trị ho từ rau khúc - Dược học cổ truyền

Bài thuốc dân gian trị ho từ rau khúc

Nội dung bài viết

Rau khúc theo Dược học cổ truyền là loài rau dại có thể dùng như các loại rau khác. Rau khúc thường được dùng để làm bánh khúc nên dân gian gọi là cây Rau khúc.

Bài thuốc dân gian trị ho từ rau khúc

Bài thuốc dân gian trị ho từ rau khúc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về với tiết trời mưa phùn lâm thâm, se se lạnh, là lúc những hạt khúc nằm trong đất suốt một năm lại có cơ hội chui lên đâm chồi khắp ruộng đồng.

Trên những khu đất bồi hay trên những thửa ruộng đang phơi ải khi đó những bụi khúc non sẽ có cơ hội mọc lên mạnh mẽ. Loại rau dại này có thể luộc hoặc nấu canh ăn như các thứ rau khác, nhưng thường chủ yếu được sử dụng để làm bánh khúc, nên dân gian đặt tên cây là cây “Rau khúc”.

Cây rau khúc là gì?

Cây rau khúc là cây cỏ sống hằng năm, cao 20-30 cm. Lá mọc so le, hình bầu dục, hai mặt có lông mịn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân. Quả bé hình trứng. Cây có nhiều cành, cụm hoa có màu vàng nhạt mọc ở ngọn, ở thân. Cây rau khúc còn có các tên gọi khác như là: Thử khúc thảo, khúc nếp…

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây rau khúc:

Bài thuốc dân gian chữa gân cốt sưng đau, chân và đầu gối sưng thũng, đòn ngã tổn thương: Sử dụng toàn cây rau khúc khô 30-60g, sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc dân gian chữa tăng huyết áp: Nguyên liệu rau khúc 30 g, lá dâu 20 g. Nấu canh ăn hằng ngày.

Bài thuốc dân gian trị ốm nghén từ gừng

Gừng

Bài thuốc dân gian chữa cảm sốt: Nguyên liệu rau khúc 30 g, gừng tươi 5 lát, hành 2 củ. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc dân gian chữa ho viêm họng: Rau khúc 30g, củ rẻ quạt 5 g, diếp cá 50 g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc dân gian chữa đau nhức do thống phong (Gut – Guoty Arthiritis): Sử dụng lá và cành non cây rau khúc, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau sưng, băng cố định lại; Có tác dụng giảm đau khá tốt. 

Bài thuốc dân gian chữa đầy bụng, tiêu chảy: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái, sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc dân gian chữa chấn thương đụng dập: Rau khúc lượng vừa đủ, giã nát, băng đắp nơi sưng đau.

Bài thuốc dân gian chữa rắn cắn: Lá rau khúc tươi giã nát, đắp rịt vào chỗ rắn cắn. 

Bài thuốc dân gian chữa hen suyễn: Rau khúc 30 g, lá bồng bồng 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Bài thuốc dân gian chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Dùng rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)15g, cỏ  xước 12g sắc nước uống trong ngày; Lưu ý: Không dùng thuốc trong lúc đang hành kinh.

Nguồn: Agarwood.org.vn