Ngày nay, viêm tuyến sữa là tình trạng phổ biến thường gặp khi mẹ đang trong giai đoạn cho con ti sữa. Do đó cách chữa bằng bài thuốc dân gian được nhiều bà mẹ lựa chọn.
- Thầy thuốc đông y cho biết một số bài thuốc điều trị bệnh từ Bồ công anh
- Thầy thuốc Đông y chia sẻ bài thuốc chữa viêm họng bằng lá hẹ
- Những bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Bài thuốc chữa viêm tuyến sữa bằng Đông y được nhiều chị em sau khi sinh áp dụng
Nội dung bài viết
Viêm tuyến sữa là gì?
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, viêm tuyến sữa (tắc tia sữa) hay viêm tuyến vú là tình trạng bầu sữa mẹ bị viêm một hoặc nhiều ống dẫn sữa khiến các mô vú sưng lên gây đau nhức và mưng mủ. Thường gặp ở phụ nữ sau sinh khoảng 5 – 6 tuần, đặc biệt là phụ nữ mới sinh nở lần đầu.
Viêm tuyến sữa phần lớn là do vi khuẩn dạng hóa mủ cấp tính gây ra. Người mẹ mới trải qua thời kỳ sinh nở lần đầu tiên, khi cho con bú sẽ có hiện tượng rách đầu vú, đây cũng chính là thời cơ giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm ống dẫn sữa.
Viêm tuyến sữa được chia làm 3 giai đoạn: tắc sữa, mưng mủ và lở loét.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến sữa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh. Dưới đây là một số nguyên do thường gặp:
- Viêm tuyến sữa do nhiễm khuẩn
- Tắc ống dẫn sữa
- Các yếu tố bên ngoài
Những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa hiệu quả
Thông thường, phụ nữ sau sinh nên hạn chế sử dụng thuốc Tây để ngăn ngừa những biến chứng về sau. Chính vì thế, chữa viêm tuyến vú bằng thảo dược thiên nhiên luôn là giải pháp tối ưu mà các bà mẹ ngày xưa luôn áp dụng.
Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng mà không cần phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Bài thuốc 1: Dành cho các mẹ ở giai đoạn đầu
- Chuẩn bị: sài hồ bắc, kinh giới, ngưu báng tử, bồ công anh mỗi vị 12g; 5g cam thảo và 8g mỗi loại liên kiều, hoàng cầm, hương phụ, trần bì, kim ngân hoa, phòng phong.
- Cách làm: Rửa sạch và cho tất cả dược liệu vào ấm sắc cùng với 2 bát nước, uống mỗi ngày 1 thang. Nếu các mẹ có thêm chứng ớn lạnh và sốt nhẹ thì cho thêm 12g chi tử và 16g thạch cao vào sắc cùng.
Bài thuốc 2: Dùng để đắp vùng vú bị sưng, đau nhức
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị:
- 40g hương phụ
- 12g xã hương
- 50g bồ công anh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả dược liệu rồi cho vào cối giã nhuyễn
- Tiếp đến, dùng nước thuốc xoa đều lên vùng vú bị sưng và lấy bã đắp lên.
- Đắp 2 – 3 lần/ngày để hiệu quả tốt nhất. Có thể dùng rễ củ hành giã nát và đắp lên.
Bài thuốc 3: Chữa viêm tuyến vú cho mẹ không có triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh
Chuẩn bị các dược liệu sau:
- Qua lâu 40g
- Đương quy, cam thảo mỗi vị dùng 20g
- Đẳng sâm, xuyên sơn giáp, hoàng kỳ, mỗi vị dùng 12g
- Bột hương phụ 4g
- Mộc dược 8g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào ấm để sắc, tiếp đến lọc bỏ bã rồi cho thêm 30ml rượu nếp.
- Chia làm 3 lần để uống trong ngày. Kiên trì áp dụng trong vòng 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả.
Những lưu ý cho người mắc bệnh viêm tuyến sữa
Trong quá trình điều trị viêm tuyến sữa bằng bài thuốc dân gian, các mẹ cần phải lựa chọn thực phẩm giải nhiệt giúp thông tia sữa như: trái quýt, cam tươi, cà chua, mướp đắng, dưa leo, uống trà hoa cúc, ăn canh đậu đỏ hoặc canh đậu xanh, hay giò heo hầm đu đủ,…
Đối với những người mẹ gặp phải tình trạng viêm tuyến sữa bị lở loét, nứt nẻ đầu vú kéo dài lâu lành khiến sữa không tiết ra, cơ thể gầy còm, suy nhược cơ thể nên ăn những món ăn mát và bổ dưỡng như canh cá diếc, canh gan lợn, canh trứng cà chua, canh hẹ đậu hủ, sữa bò,…
Đặc biệt, các mẹ cần phải lưu ý trong giai đoạn chữa viêm tuyến vú, mẹ bỉm nên kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, ngọt. Thức ăn mặn và tanh.