Bạch quả có tên khoa học Ginkgo biloba L. Đông y thường dùng bạch quả chữa trị các chứng hư suyễn, khí nghịch đàm nhiều, phế nhiệt ho suyễn, thấp trọc đới hạ, tiểu đục…
- Tìm hiểu công dụng của vị thuốc đông y hoa đậu biếc
- Những bài thuốc đông y từ cây thuốc quý Xuyên tâm liên
- Chữa loét dạ dày hiệu quả từ vị thuốc đông y Bạch cập
Vị thuốc bạch quả
Nội dung bài viết
Tìm hiểu vị thuốc đông y Bạch quả
Theo các Bác sĩ – Giảng Trung cấp Y học cổ truyền, Bạch quả có tên gọi khác là ngân hạnh, áp cước tử hay công tôn thụ, thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường được trồng ở Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây bạch quả chỉ mọc rải rác ở một số tỉnh miền Bắc. Ginkgo biloba L. thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây, y học phương Tây còn nghiên cứu dùng thêm lá.
Công dụng của bạch quả
Cây thuốc quý này có khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen còn ăn sống giúp hạ được đờm, giúp tỉnh rượu, tiêu độc và sát trùng. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì có thể gây đầy hơi khó chịu.
Trong y học dân gian, loại cây này được dùng để trị giun, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, viêm khớp và phù.
Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa bào chế từ lá khô được dùng trong y học hiện đại để điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn hoặc kết hợp cả hai dạng) với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.
Cách sử dụng bạch quả trong đời sống hằng ngày
Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, Bạch quả có thể được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý nhất định.
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè
Dùng lá ngải cứu tạo thành hình phễu, sau đó cho 1 trái bạch quả vào rồi gói kín lại. Bạn bọc giấy ướt xung quanh ngải cứu và đem nướng cho thơm. Bạn bỏ hết giấy và lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Ngày ăn 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang
Trong bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
– Bạch quả 21 quả, sao vàng
– Ma hoàng 12g
– Tô tử 8g
– Khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao, mỗi vị 8g
– Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn 6g
– Hoàng cầm sao qua 6g
– Cam thảo 4g
– Nước 600ml
Bạn sắc 3 lần, gạn lấy nước và chia uống trong ngày.
Chữa đi đái luôn, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục
Bạn chuẩn bị 10 quả ngân hạnh, 5 để sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào và ăn trong ngày.
Điều trị lao phổi
Bạch quả sống nhiều trái, đập bỏ vỏ, chứa trong keo, đổ vào dầu ăn, cho ngập qua mặt bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, 5 tháng sau thì dùng, càng lâu càng tốt. Mỗi lần lấy bạch quả 1 trái, ăn với nước ấm.
Điều trị viêm phổi mạn tính
Bạch quả vừa đủ, dầu mè vừa đủ, bỏ vỏ, chứa trong keo, sử dụng sau. Dầu mè đổ vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu cô, đổ vào trong keo bạch quả, đậy kín, chôn dưới đất, sau 1 tháng, lấy bạch quả để dùng. Ngày đầu 1 trái, ngày thứ hai 2 trái, tăng dần đến 30 trái, dùng với nước ấm.
Điều trị bệnh giun
Bạch quả vừa đủ, bỏ vỏ, xay nhuyễn, đắp vào hậu môn.
Điều trị đau dầu
Bạch quả 2 trái, đập bỏ vỏ, xay nhuyễn, uống với nước đun.
Điều trị chóng mặt
Bạch quả 3 trái, bỏ vỏ, giã nhuyễn, uống với nước đun, dùng liền 5 ngày.
Bạch quả 3 trái, long nhãn 7 trái, bỏ vỏ, cùng long nhãn cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm chín, mỗi sáng dùng 1 lần.