Nội dung bài viết
Cây Sơn Tra hay còn được gọi với tên khác là Nam sơn tra, Bắc sơn tra hay Dã sơn tra, …Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thầy thuốc áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sâm Đất
- Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Thảo Quyết Minh
- Chia sẻ công dụng chữa bệnh từ thảo dược Thiên Niên Kiện
Công dụng trị bệnh tuyệt với từ thảo dược Sơn Tra
Sơ lượt thông tin về cây cây Sơn Tra
Sơn Tra là một loại cây thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae, cây có tên khoa học là Crataegus cuneara Sied. Sơn tra thường mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn,…
Sơn tra là cây thân gỗ, sống lâu năm, thân có nhiều nhiều cành, cành non có nhiều lông tơ, mịn. Cây Sơn tra ở nước ta được phân thành hai loại chính với đặc biệt như sau:
- Nam sơn tra hay còn gọi là Dã sơn tra: Thân cao khoảng 15 m, thân có nhiều gai nhỏ. Lá Nam sơn tra dài và rộng, mặt dưới lá có nhiều lông mịn. Hoa Nam sơn tra mọc thành tán, cánh hoa có màu trắng. Quả hình cầu đường kính khoảng 1 đến 1,2cm, khi chín có màu vàng và đỏ.
- Bắc sơn tra: Thân cao khoảng 6 m, có nhiều cành, các nhánh nhỏ có nhiều gai. Lá Bắc sơn tra hình trứng, thuôn nhọn, lá mọc so le, mép lá có nhiều răng cưa. Mặt dưới của lá có nhiều gân, có nhiều lông mịn dọc theo gân. Hoa Bắc sơn trà hợp thành tán, đài hoa có lông mịn, cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu đường kính khoảng 1cm đến 1,5cm, khi chín có màu đỏ.
Theo chia sẻ từ các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, quả Sơn tra chứa một hàm lượng vitamin C rất cao. Bên cạnh đó, Sơn tra cũng chứa một số thành phần hóa học khác như: Acid citric, Acid cafiic, Acid crataegic, Acid oleanic, Acetylcholin, Cacbon hydrat, Cholin, Protid, Phytosterin, Calci, Ursolic, Phốt pho và Sắt.
Sơn Tra và một số bài thuốc trị bệnh hữu dụng
Sơn Tra mọc hoang nhiều ở nước ta
Chữa ăn uống không tiêu: Sử dụng Sơn tra 10 g, Chỉ thực 6g, Trần bì 5 g, Hoàng liên 2 g sắc cùng 6 chén nước, đến khi cạn còn 2 chén là được. Chia thuốc thành ba phần, dùng uống trong ngày.
Chữa tiêu chảy: Sử dụng 10 g Sơn tra tán thành bột mịn, pha cùng nước sôi để uống.
Chữa tiêu chảy ở trẻ em: Sử dụng một lượng Sơn tra vừa phải để nấu thành siro. Mỗi lần cho trẻ dùng 5ml đến 10 ml. Mỗi ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.
Trị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Dùng Sơn tra sống và Sơn tra sao vàng, mỗi vị phân lượng 20 g, sắc thành nước dùng uống trong ngày.
Chữa kiết lỵ mới phát: Sử dụng 30 g Sơn tra sắc cùng với nước. Khi gần cạn nước, cho thêm 30 g đường mía và Tế trà sắc đến khi thu được một hỗn hợp đặc quánh. Sử dụng thuốc khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh ghẻ: Sử dụng một lượng vừa đủ Sơn tra khô nấu cùng với nước, dùng tắm hoặc rửa vị trí bệnh ghẻ lở. Nên dùng nước thuốc khi còn ấm để đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, nên kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp để tránh làm bỏng da.
Chữa thịt tụ lại không tiêu: Sử dụng Sơn tra 120 g sắc cùng với một lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn một lượng nước sền sệt thì thì dùng. Tốt nhất nên dùng luôn cả phần bã Sơn tra để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
Trị sán khí thoái vị, dịch hoàn sệ xuống: Sử dụng Sơn tra và Hồi hương (sao vàng) mỗi vị 30 g đem tán thành bột mịn. Hòa cùng một ít mật ong, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô, bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng 50 viên uống cùng nước sôi để nguội. Dùng thuốc khi bụng đói hoặc trước khi ăn bữa chính.
Trị huyết áp thấp: Dùng Sơn tra và Ty thế, mỗi vị phân lượng bằng nhau, phơi khô rồi tán mịn. Sử dụng thuốc với nước sắc của lá Ngải cứu.
Trị đau bụng do ứ trệ sau sinh, kinh nguyệt ứ: Dùng 40 g Sơn tra sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Lọc bỏ phần bã, hòa cùng 25 g đường để uống.
Trị đau bụng, dịch không ra hết ở phụ nữ sau sinh: Dùng Sơn tra sắc với một lượng nước vừa đủ. Sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn hỗn hợp đặc quánh thì hòa cùng một ít đường, dùng uống khi đói hoặc lúc đau bụng.
Chữa đau lưng, nhức mỏi tay chân ở người cao tuổi: Sử dụng Sơn tra và Lộc nhung (nướng) phân lượng bằng nhau tán thành bột mịn. Hòa cùng một ít mật ong sau đó làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 50 viên hoàn cùng với rượu ấm, uống 2 lần mỗi ngày trước và sau bữa ăn đều được.
Chữa Lipid máu cao: Trộn Sơn tra và Mạch nha cô đặc, mỗi vị phân lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 30 g để uống, mỗi ngày uống 2 lần, trước và sau bữa ăn đều được. Thời gian sử dụng, liên tục trong 14 ngày.
Sơn Tra với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Sơn Tra
Khi sử dụng dược liệu Sơn Tra để điều trị bệnh, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý rằng không sử dụng với những trường hợp sau:
- Đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Tỳ Vị hư, yếu, không có thực tích.
- Dị ứng, mẫn cảm với thành phần của Sơn tra.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Sơn Tra. Nếu có nhu cầu sử dụng Sơn Tra để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.