Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội mách bạn top 4 bài thuốc chữa chứng tỳ hư hiệu quả, giúp bệnh nhân phòng và điều trị bệnh được tốt hơn.
- Điều trị táo bón bằng cây ba đậu hiệu quả bằng Y học cổ truyền
- YHCT chia sẻ vị thuốc Mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu
- Hướng dẫn bài thuốc điều trị nhiệt miệng bằng YHCT rất có hiệu quả
YHCT mách bạn top 4 bài thuốc chữa chứng tỳ hư hiệu quả
Nội dung bài viết
Chứng tỳ hư trong Y học cổ truyền như thế nào?
Theo y học cổ truyền, tỳ vị là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể. Do đó, khi tỳ vị vì một nguyên nhân nào đó bị suy yếu sẽ khiến cơ thể cũng như các phủ tạng khác bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể suy kiệt. Một khi tỳ thổ bị nhiễm lạnh, khí lạnh ngưng tụ sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng đầy bụng, ăn uống không tiêu, bụng lạnh, chân tay lạnh, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, tiêu chảy nhiều lần,…
Khi người bệnh không ăn uống đầy đủ, kiêng khem lâu ngày khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến người gầy, da xanh, cơ bắp yếu mềm kèm theo môi và niêm mạc nhợt nhạt, mạch trầm tế vô lực. Lúc này, phép điều trị mà các Y sĩ y học cổ truyền hướng tới là ôn trung tán hàn, kiện tỳ dưỡng vị, phục hồi dương khí. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây.
Bài thuốc bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn
– Chuẩn bị: bạch truật 24g, nhân sâm 20g, ngũ gia bì, hà thủ ô, đinh lăng mỗi vị 16g; ngũ vị tử, chích thảo, trần bì, hậu phác, cam thảo mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g, thần khúc 10g; can khương 8g; quế chi 8g; đại táo 6 quả.
– Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc uống. Uống ngày 1 thang chia 3 lần. Một liệu trình điều trị 15 – 20 ngày.
– Công dụng: bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn, làm hết các triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, phân lỏng. Với tác dụng của bài thuốc, người bệnh ăn uống được, tiêu hóa được cải thiện.
Bài thuốc có tác dụng bổ hỏa
– Chuẩn bị: Bạch truật 24g; phòng sâm 20g; ngải diệp (khô), hoài sơn, hoàng kỳ, liên nhục mỗi vị 16g; đại táo 15g; sa nhân, ngũ vị tử, cam thảo, lá đắng mỗi vị 12g; tất bát 10g; trần bì 10g; thần khúc 10g; phụ tử chế 4g; sinh khương 8g; quế chi 8g.
– Thực hiện: Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Công dụng: bài thuốc có tác dụng (hỏa sinh thổ, tâm hỏa là mẹ, tỳ thổ là con. Một khi tỳ thổ bị suy yếu thì việc bổ chân hỏa là hợp lý. Tỳ thổ sẽ được kiện vận, được nâng đỡ).
Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền năm 2019
Bài thuốc có công dụng kiện tỳ, thăng dương khí
– Chuẩn bị: Bạch truật 24g, phòng sâm 24g, hoài sơn 20g, sa sâm 20g, liên nhục 20g, ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, trần bì 12g, hậu phác 12g, sa nhân 12g, thiên niên kiện 10g, bán hạ 10g, sinh khương 8g, quế chi 8g, đại táo 6 quả.
– Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc uống, uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Công dụng: Bài thuốc có tác dụng ôn ấm trung tiêu, kiện tỳ, thăng dương khí.
Bài thuốc bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn
– Chuẩn bị: Phòng sâm 30g; bạch truật 24g; ngũ vị tử 20g; cam thảo 20g; đại táo 15 quả; cao lương khương, hậu phác, trần bì mỗi vị 12g; quế chi 10g; thiên niên kiện 10g; sinh khương 8g.
– Thực hiện: Cho tất cả các vị vào bình sành hoặc bình thủy tinh, thêm vào 2 lít rượu ngâm, sau 15 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần uống khoảng 30 – 40ml
– Công dụng: Ôn trung tán hàn, bổ tỳ dương, kiện tỳ dưỡng vị, phục hồi được chức năng cho tỳ thổ, từ đó làm hết các triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, dương khí suy yếu, người gầy, da xanh, môi nhợt, cơ bắp yếu mềm…
Theo Dược sĩ học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
Tỳ vị đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Để các bộ phận cơ thể vận hành theo đúng chức năng thì cần giữ tỳ vị sao cho khỏe mạnh. Khi tỳ vị hư, người bệnh cần có cách khắc phục nhanh chóng bằng cách đến các cơ sở y tế, bệnh viện, thầy thuốc y học cổ truyền giỏi, có chuyên môn để có thể có thể thăm khám và tìm ra các điều trị tốt nhất.
Nguồn: Dược học cổ truyền