Nội dung bài viết
Tía tô ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong các món ăn, lá tía tô còn được biết đến như một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Chữa khí hư, huyết trắng đơn giản bằng các phương thuốc dân gian
- Chữa suy nhược cơ thể hiệu quả bằng Y học cổ truyền
- Cây bạch quả trong Y học cổ truyền điều trị được nhiều bệnh
3 tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua
Theo Đông Y, tía tô là cây dạng thảo có chứa tinh dầu (0,3-0,5%), chủ yếu là tinh dầu perillaldehyd, limonen, L-perilla alcohol, hydrocumin, α-pinen có tác dụng giảm đau, chữa ho, giải độc, chữa long đờm…Đây cũng là các triệu chứng mà trẻ sơ sinh hay gặp phải, các mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ lá tía tô để chăm sóc sức khỏe cho bé.
Tác dụng hạ sốt của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh
Nước sắc lá tía tô có tác dụng làm giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có các hoạt chất từ lá tía tô sẽ giúp cơ thể bé nóng lên tăng tiết mồ hôi đào thải độc tố. Tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc này các mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé để tránh tình trạng mồ hôi ướt người bé gây ra tình trạng cảm lạnh.
- Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô
Chuẩn bị khoảng 10 cành lá tía tô rửa sạch để ráo nước và giã lấy nước cốt để trẻ uống trực tiếp, sau đó mới cho bé bú trước khi tiêm phòng và sau khi đi tiêm phòng. Hoặc mẹ có thể giã nát khoảng 20g lá tía tô và lấy nước cốt, sau đó pha nước này với một ít nước ấm cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng nửa thìa cà phê, ngày uống 3 lần.
Tác dụng chữa ho của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Trong Dược học cổ truyền: Lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, là này có có tác dụng chữa long đờm rất hiệu quả.
- Bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá tía tô: 20g, Hoa đu đủ đực: 5-10g, Hoa khế: 5g, Đường phèn: 5g
Cách làm: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và để ráo nước. Tiếp đó, cho vào giã nát lấy nước cốt, cho thêm đường phèn vào rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần. Các mẹ cho bé uống 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 2,5ml (khoảng nửa muỗng cà phê).
Tác dụng trị rôm sảy của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Tác dụng trị rôm sảy của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Nếu mẹ trông thấy bé có hiện tượng ngứa, mụn nhọt thì chỉ cần cho bé tắm nước lá tía tô thường xuyên bệnh sẽ thuyên giảm mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.
(Lưu ý: Trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ thì mẹ không nên cho bé tắm nước lá tía tô bởi dễ gây nhiễm khuẩn)
- Cách nấu nước tía tô tắm cho trẻ
Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối cho sạch hết bụi bẩn và lông tơ trên lá để tránh gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Tiếp đó, xay nát và lọc lấy nước cốt nấu nước cho bé tắm. Hoặc các mẹ có thể để nguyên lá nấu nước cho bé. Khi tắm chỉ cần loại bỏ hết phần lá.
Như Ngọc – Duochoccotruyen.edu.vn