Mùa hè đến, món chè đậu đen giải nhiệt luôn được nhiều người ưa thích. Chè đậu đen không chỉ có vị thanh ngọt, bùi bùi hấp dẫn mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người, ăn chè đậu đen có thể gây hại.
- Bài thuốc dân gian trị tiệt để bệnh rối loạn tiền đình
- Bài thuốc đông y từ cây rau dền
- Những phương thuốc hỗ trợ giải độc cho người bị ngộ độc hiệu quả
Nội dung bài viết
Hà Nội cho biết những người tuyệt đối không nên ăn đậu đen
Đậu đen trong cuộc sống và Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, đậu đen là món ăn bài thuốc có tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.
Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.
Đỗ đen giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt. Đặc biệt chè đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. ( Giảng viên y học cổ truyền Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ)
Tuy nhiên, đậu đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh. Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Chè đỗ đen vào những ngày nắng nóng cung cấp nước cho cơ thể
Một số món ăn tốt cho sức khỏe từ đậu đen
Theo trang Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Vào những ngày hè oi bức mà được thưởng thức cốc chè đậu đen mát lạnh cảm giác như trút bỏ được bao mệt mỏi, khó chịu trong người. Ngoài chè đậu đen thì xôi đậu đen, cháo đậu đen, bánh rán nhân đậu đen… cũng là những món ăn dân dã nhưng ngon khó cưỡng. Đậu đen còn là vị thuốc quý cho sức khoẻ. Những món ăn có thể kể đến như:
Đậu đen nấu ba ba: đậu đen 30g, ba ba 1 con 500g hầm nhừ ăn. Công dụng: ích khí điều trung, bổ hư tráng dương.
Đậu đen hầm thịt lợn: đậu đen bỏ vỏ 500g, thịt lợn 100g, muối 10g, mì chính 2g, nước dùng 750g, bột ướt 15g, mỡ lợn 50g. Công dụng: bổ dưỡng, rất tốt cho người suy nhược cơ thể.
Đậu đen nấu gà trống: đậu đen xanh lòng 100g, gà trống tơ đen 1 con, dừa gáo 1 quả, dây tơ hồng vàng 30g, gia vị vừa đủ hầm chín ăn. Công dụng: Bồi bổ tâm và thận, trị tất cả các chứng suy nhược, bổ máu, tê nhức ghẻ lở, mạnh âm lực, tăng dương sự, tỏ mắt, an thai, trị thận âm suy yếu.
Đậu đen tiềm cật heo: đậu đen xanh lòng 50g (ngâm nước sôi với 20g muối), cật heo 2 quả 200g, thăn heo 100g, tuỷ xương sống heo 50g. Gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: Bổ thận âm, lọc nước tiểu, trị các chứng đau lưng gối mỏi, da khô, khát nước, tai ù, mắt lòa. Trị chứng thận nhiệt nóng.
Thận dê tiềm đậu đen, thuốc bắc: thận dê 2 cái 200g, hạt sen 50 hạt, nhục thung dung 15g (rửa rượu, cắt mỏng), đậu đen xanh lòng 40g, nước gừng tươi 1 thìa canh, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: Bồi bổ chứng thận âm hư, trong tinh dịch không có tinh trùng, hiếm muộn con. Trị đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu, tiểu nhiều.
Thịt bò hầm ngũ đậu: thịt bò 150g, đậu xanh hạt 60g, đậu đỏ hạt 60g, đậu ván trắng 60g, đậu nành 60g, đậu đen 60g. Công dụng: Bồi bổ ngũ tạng, trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, chứng tỳ dương hư, ra mồ hôi nhiều.
Trên đây là một số món ăn bài thuốc có thể giúp bạn bổ mát vòa ngày hè các bạn có thể tham khảo đển nấu cho cả gia đình bạn.
Nguồn: Dược học cổ truyền