Nội dung bài viết
Loãng xương là căn bệnh thường xảy ra âm thầm mà người bệnh không hay biết vì vậy chúng ta cần phải trang bị cho bản thân một số thông tin về dấu hiệu của bệnh để có kịp có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.
- Bệnh loãng xương nên và không nên ăn gì?
- Thực đơn bữa ăn phòng chống ung thư hiệu quả
- Bỏ túi một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương vô cùng hữu ích
Những dấu hiệu cần phải biết về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương và một số dấu hiệu nhận biết
Bệnh loãng xương hay còn được gọi là xốp xương hay mỏng xương được ví von như là tên ăn cắp thầm lặng, mỗi ngày sẽ lấy dần canxi trong cơ thể của người mắc bệnh. Do đó,mà ở thời gian đầu bệnh loãng xương không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên, vẫn có nhận thấy dấu hiệu của bệnh loãng xương ở những trường hợp đặc biệt sau:
- Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Các đốt xương sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng khi lớn tuổi, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.
- Đau cột sống lưng: Đau ngang thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
- Đau nhức xương khớp: trường hợp người bệnh thường xuyên đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài, người bệnh luôn cảm thấy buồn bực, khó chịu trong các ống xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.
- Dấu hiệu toàn thân: thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi.
- Các dấu hiệu của bệnh loãng xương: thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…).
Theo một số thông tin từ trang Sức khỏe làm đẹp thì đa số người bệnh khi nhận biết được những dấu hiệu của bệnh loãng xương trên thì tỷ lệ xương bị mất khỏi cơ thể đã lên tới 30 %. Nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực, xương sẽ ngày càng trở nên xốp và giòn. Do đó, cổ xương đùi, xương cột sống, xương cổ tay… lúc này rất dễ gãy dù chỉ chịu các dư chấn nhẹ, đôi khi chỉ do đột ngột thay đổi tư thế hay hắt hơi mạnh. Thời gian liền xương sau chấn thương cũng lâu hơn, chưa kể khả năng dẫn đến thương tật vĩnh viễn cao.
Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh
Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương cần biết
Điều trị loãng xương thường phức tạp, kéo dài và rất tốn kém. Ngược lại, phòng bệnh thì đơn giản hơn và ai cũng có thể thực hiện được. Vì vậy để ngăn ngừa những dấu hiệu của bệnh loãng xương, cơ thể cần được cung cấp đủ canxi, trước tiên là từ các thực phẩm hàng ngày. Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết Canxi có nhiều trong trứng, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa , bông cải xanh… Rau quả giàu magiê và kali như cải thìa, cải xoăn, rau bó xôi… cũng đóng góp lớn trong việc giúp bạn có một khung xương vững chắc.
Trong cơ thể mỗi chúng ta luôn diễn ra 2 quá trình song hành tạo xương và hủy xương, nhưng bắt đầu từ độ tuổi 30, quá trình hủy xương dần lấn áp tạo xương. Nếu thời điểm này chúng ta có những dự phòng tích cực, sẽ khiến cho sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương không còn chênh lệch, giúp cho sức khỏe xương luôn được đảm bảo. Do đó, nên uống bổ sung thêm canxi vì đây là giai đoạn xương bị mất nhiều nhất. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm trên thị trường, bạn cần xem xét kỹ nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu và tốt hơn cho sức khỏe.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn