Bị ong đốt, trước tiên là cần loại bỏ ngòi ong, rửa vết thương với xà phòng, sau đó theo dõi và tìm các biện pháp xử trí. Dược học cổ truyền hướng dẫn những cách xử trí theo kinh nghiệm dân gian khi bị ong đốt.
- Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị sỏi niệu do thấp nhiệt
- Dược học cổ truyền – Bài thuốc dân gian trị ốm nghén từ gừng
Bài thuốc dân gian cổ truyền trị ong đốt
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ
Kem đánh răng: Nhờ tác dụng gây tê, kem đánh răng ngay lập sẽ tức giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, nó giúp trung hòa nọc độc của ngòi. Bôi kem đánh răng lên vết thương khoảng nửa giờ.
Mật ong: Chấm bông vào mật ong và đắp nó lên vết thương. Giữ khoảng 30 phút, Mật ong sẽ làm giảm đau. Không sử dụng nếu bạn bị dị ứng với mật ong.
Chườm đá: Nếu chỗ bị đốt sưng lên và chảy máu, chườm đá là giải pháp tốt nhất. Chườm đá lên vết thương ít nhất 20 phút. Cách này sẽ làm giảm lưu thông máu và giảm sưng. Đá cũng làm tê khu vực bị đốt giúp giảm đau.
Muối epsom: Tạo hỗn hợp nhão muối Epsom và nước và bôi đều lên vết đốt. Nó sẽ giúp giảm cảm giác bỏng rát và trung hòa tác hại của nọc độc.
Bột nở (Baking soda): Đắp hỗn hợp bột nở và giấm là một cách hiệu quả để trung hòa axít trong nọc ong. Lấy bột nở trộn với giấm và nước để tạo thành bột nhão. Bôi lên vết thương trong 30 phút.
Tỏi nghiền: Đập dập vài tép tỏi và đắp vào vết thương, lấy khăn buộc lại và chờ nửa tiếng rồi tháo ra.
Lá chuối: Vò nát lá chuối thành nước hoặc nhai nát lá lấy nước. Bôi lên vết đốt sẽ làm giảm đau rát.
Dầu oải hương cũng làm dịu vùng bị thương. Bôi tinh dầu tươi sẽ có tác dụng tốt hơn. Nếu không, bạn có thể sử dụng dầu trung tính pha loãng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn