Bài thuốc Dược học cổ truyền giúp cầm máu cho vết thương nhẹ
Nếu chẳng may bị thương với vết thương nhẹ, nông có chảy máu, bạn có thể áp dụng những bài thuốc Dược học cổ truyền dưới đây có tác dụng cầm máu hiệu quả.
- Bật mí những công dụng chữa bệnh từ quả việt quất
- Bỏ túi 4 bài thuốc chữa viêm phổi mãn tính hiệu quả
- Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết
Bài thuốc Dược học cổ truyền giúp cầm máu cho vết thương nhẹ
Khi bị vết thương nhẹ, nông có chảy máu, trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương, sau đó có thể dùng một trong số bài thuốc sau đây băng ép để cầm máu.
Cách cầm máu bằng các bài thuốc dân gian.
Bác sĩ Truong Cao dang Duoc Sai Gon chia sẻ một số bài thuốc dân gian có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Bài 1: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương máu ra nhiều thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Cây tía tô có tác dụng cầm máu hiệu quả
Bài 2: Lá tía tô non một nắm, rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu. Hoặc: Lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.
Bài 3: Lấy một nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.
Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại. Bài thuốc dân gian này có tác dụng cầm máu hiệu quả.
Bài 5: Dùng nõn chuối tiêu (lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài, cắt từng đoạn 3 – 4 cm), rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.
Bài 6: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt.
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu hiệu quả
Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non, điều trị các vết thương phần mềm.
Bài 7: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi nylon thật kín để nơi khô ráo.
Cách dùng như bài số 6. Tác dụng: Cầm máu, tiêu sưng, sinh da non, điều trị các vết thương phần mềm.
Bác sĩ Lâm Thị Nhung – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội lưu ý, Nếu vết thương nặng, sâu hoặc còn chảy máu, sau khi sơ cứu cần phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Nguồn: Duochoccotruyen.edu.vn tổng hợp.