Nội dung bài viết
Cây chùm ngây không những là loại rau ăn hằng ngày mà còn được xem là thần dược với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.
- Ăn gì thì tốt cho người bị huyết áp cao?
- Tim sen tốt nhưng cần phải cẩn trọng khi dùng
- Khám phá công dụng tuyệt vời của giá đỗ đối với con người
Chùm ngây có những đặc điểm nào?
Một số đặc điểm của cây chùm ngây
Chùm ngây là một loại rau ăn lá, có nguồn gốc từ Nam Á và được trồng nhiều nhất ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận Việt Nam.
Cây chùm ngây còn có nhiều tên gọi khác như: cây dùi trống, cây cải ngựa. Với thân tròn, lá kén lông chim và đối xứng 3 lần. Lá chùm ngây làm đẹp da nên thường được các chị em sử dụng để làm đẹp. Đây là loại cây có hoa, hoa giống hoa đậu, khi cây được 1 năm thì ra hoa.
Nhiều người thắc mắc không biết quả chùm ngây có ăn được không? Quả chùm ngây gần giống quả đậu đĩa, to bằng ngón tay cái, dài hơn 1 gang tay, khi non ăn rất ngon. Mọi người có thể tận dụng hết các bộ phận của cây chùm ngây để sử dụng và thành phần dinh dưỡng trong lá là cao hơn cả.
Chất dinh dưỡng có trong chùm ngây là gì?
Theo các danh y trong Dược học cổ truyền cho biết: cứ 100gram lá chùm ngây thì có chứa 51.7 mg Vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với cam. Bên cạnh đó, lượng kali cao gấp 4 lần chuối, nồng độ đạm cao gấp 2 lần sữa, lượng canxi cung cấp gấp 4 lần sữa, lượng vitamin A cũng cao hơn hẳn so với cà rốt.
Mặt khác, trong rễ cây chùm ngây cũng có một số hợp chất Phenol, Ancaloit có tác dụng hoạt huyết, giảm đau thường dùng điều trị bệnh viêm nhiễm, máu huyết ứ tắc. Đây là một ưu điểm nổi bật mà thần dược này mang lại và mọi người nên tận dụng.
Thần dược chữa bệnh hiệu quả từ cây chùm ngây
Chùm ngây được biết đến là một loại thần dược có tác dụng chống suy dinh dưỡng, bổ sung can xi, ma giê, lợi sữa, trị bệnh ung thư, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường, đặc biệt tác dụng của cây chùm ngây với trẻ em trị ho dứt điểm khi thời tiết chuyển lạnh.
Mọi người sử dụng chùm ngây trong các bữa ăn như: rau chùm ngây xào thịt bò, gỏi chùm ngây trộn tôm thịt, chùm ngây nấu tôm…và ngoài ra nhiều người sử dụng với mục đích chữa bệnh. Cụ thể như sau:
Rễ cây chùm ngây:
- Sử dụng rễ chùm ngây chống co giật, chống sưng
- Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.
- Sắc rễ lấy nước uống trị đau tai, đau răng…
- Rễ tươi của chùm ngây non dùng trị phong thấp, nóng sốt, sưng gan và lá lách…
Lá cây chùm ngây
Dùng lá chùm ngây giã nát đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt hoặc trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.
Trị nhọt nhờ lá cây chùm ngây
Hạt cây chùm ngây
- Giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán từ hạt chùm ngây
- Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp hay gặp ở người già
- Hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước.
Lưu ý khi ăn rau chùm ngây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa cơm cũng cần cân nhắc về số lượng và chất lượng. Không được quá nhiều chất mà phải cân bằng dinh dưỡng và với chùm ngây cũng vậy.
Tác hại của cây chùm ngây có thể gây sẩy thai với các bà bầu trong thời gian đầu. Bởi trong rau chùm ngây có alpha – sitosterol gây co cơ trơn tử cung và dễ làm sẩy thai nên đặc biệt lưu ý.
Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi. Vì vậy, nếu ăn nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Không nên ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.
Với những công dụng mà cây chùm ngây mang lại như vậy, hy vọng mọi người có thể vận dụng hiệu quả và đạt được những kết quả như mong muốn với những món ăn bài thuốc mang tên “chùm ngây”.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn