Nội dung bài viết
Khi thời tiết đổi mùa trở lạnh, nhiều người thường gặp các vấn đề như đau đầu, ho hay sổ mũi. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số loại rau, củ có tính ấm, phòng trị cảm lạnh rất tốt trong mùa đông.
Hẹ là cái tên quen thuộc đối với người dân việt Nam
Hẹ
Hẹ có vị hơi chua, cay, tính ấm và không độc. Loại rau này có tác dụng chữa viêm họng, ho, hen, tiêu hóa kém, nhiệt lỵ, trĩ, đau lưng, di mộng tinh, lạnh ngứa dị ứng nổi mề đay…Ngoài ra, hẹ còn giúp bổ thận tráng dương, rất tốt cho người dương khí hư sợ lạnh sợ gió. Vì vậy, đây là một trong những loại rau phòng, trị bệnh mùa lạnh hữu hiệu.
Có rất nhiều cách để chế biến loại rau này. Dùng phối hợp rau hẹ non giá đậu xanh gia vị xào ăn, hoặc nấu canh óc heo, món hẹ hủ tiếu, ăn sống với nhiều loại rau khác … đều ngon, bổ vả rẻ.
Củ kiệu
Theo Y sĩ YHCT chia trẻ, củ kiệu có vị cay, tính ấm. Tác dụng của nó là thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy,… Dùng trị các chứng ho đàm, ho khan, tức ngực khó thở, tiểu gắt, tiểu đục, chứng phụ nữ có khí hư…
Củ kiệu là vị thuốc quý cho người dương hư chịu lạnh kém. Đây là món ăn thường xuất hiện trong ngày tết cổ truyền của người dân việt Nam. Một số cách chế biến nguyên liệu này có thể kể đến như kiệu non lấy lá xào hoặc nấu canh, củ kiệu già đem muối chua ăn kèm thịt mỡ, cá kho hoặc xé nhỏ làm gỏi thịt gà, làm gỏi ăn.
Gừng tươi (sinh khương)
Một cái tên khác có công dụng trị bệnh mùa lạnh là gừng tươi. Nó có vị cay tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, hành thủy, chống nôn, ôn tỳ phế… Dùng giải cảm nên nấu cháo có gừng tươi, tía tô, hành ăn nóng. Hoặc nấu canh, xào rau củ cho nhiều gừng.
Tía tô có khá nhiều công dụng
Tía tô
Không những được dùng trong chế biến món ăn, tía tô còn xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Đây là loại rau có vị cay, tính ấm. Tía tô có tác dụng trị ngoại cảm phong hàn, đầy bụng, nôn, tiêu đờm giảm ho, lý khí an thai… Tía tô có thể ăn sống, xay nước hoặc phơi khô sắc uống,…
Hành ta
Hành ta có vị cay, tính ấm. Tác dụng của nó là giải biểu, thông dương, hòa tỳ vị, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu… Dùng để trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy khó tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu tiện.
Một số cách chế biến có thể kể đến như dùng hành ta cùng gừng tươi, tía tô nấu cháo hoặc hành xào với thịt, cá, muối chua, ăn sống.
(Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng).
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn