Y sĩ y học cổ truyền chỉ ra tác dụng của bí đao và cách dùng tốt nhất

Y sĩ y học cổ truyền chỉ ra tác dụng của bí đao và cách dùng tốt nhất

Bên cạnh làm trà, bí đao còn có tác dụng rất tốt trong phòng và chữa bệnh như: giảm cân, đẹp da, tiểu đường, mát gan, vậy những công dụng đó là gì?

Y sĩ y học cổ truyền chỉ ra tác dụng của bí đao và cách dùng tốt nhất

Y sĩ y học cổ truyền chỉ ra tác dụng của bí đao và cách dùng tốt nhất

Nội dung bài viết

Tác dụng của bí đao như thế nào?

Bí xanh có nhiều công dụng quý với sức khỏe đặc biệt là giải khát, làm đẹp và chế biến đồ ăn. Tuy nhiên bí đao còn được biết đến giúp điều trị nhiều căn bệnh.

Bí đao hỗ trợ điều trị bệnh gan:

Trong bí xanh có chứa nhiều thành phần chất bao gồm: Nước, chất xơ, protid, glucid, các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E… Các chất này đều rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể và có tác dụng chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai. Bí đao cũng được nhiều người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Người mắc bệnh gan sử dụng bí đao giúp giảm nhẹ các triệu chứng thông thường.

  • Bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ từ bí đao: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Cho vào nồi đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát.
  • Bài thuốc trị viêm gan từ bí đao: Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút. Chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày.

Đẩy lùi tiểu đường nhờ bí đao:

Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dươc Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc từ bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

Tiểu đường do nhiệt tích từ lâu dùng bí đao gọt vỏ. Ăn 2 – 3 lạng một ngày, dùng 5 – 7 ngày. Nếu tiểu đường không ngừng, bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

  • Nếu tiểu đường kèm theo nóng trong xương dùng bí xanh bỏ ruột. Lấy bột hoàng liên cho vào, đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền mịn, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 – 40 viên với nước sắc bí đao.
  • Trường hợp tiểu đường mà đi tiểu nhiều dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.
  • Nếu mới mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ dùng lá bí xanh 30 – 40g sắc uống.

Tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền năm 2019

Tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền năm 2019

Ăn bí xanh giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể:

Theo ghi chép từ các sách của Y học cổ truyền, trái bí xanh có vị ngọt nhạt, có tính mát, có tác dụng tốt trong việc giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm mát ruột, tiêu phù, lợi tiểu. Vì vậy một trong những ứng dụng của ngành công nghiệp trong việc chế biến những sản phẩm từ trái bí xanh là sản xuất ra những nước uống giải khát từ nguyên liệu này.

Thường gặp nhất là sử dụng nguyên liệu bí đao để chế biến thành món trà bí đao có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Trà bí đao là một thứ đồ uống tốt cho cơ thể trong mùa hè nắng nóng.

Công dụng làm đẹp của bí đao:

  • Bí xanh hỗ trợ giảm cân và phòng chống béo phì

Thành phần chủ yếu của bí xanh là nước và chất xơ. Ăn bí xanh giúp tạo cảm giác no lâu. Chất xơ có trong bí xanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho đường ruột.

Chất xơ không chứa chất béo và hầu như không sinh nhiệt nên không cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra chúng giúp tiêu hao đi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Hợp chất hyterin-caperin trong bí xanh có tác dụng ngăn chặn không cho đường trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ tích trữ. Từ đó sẽ giúp cơ thể hạn chế việc tích lũy mỡ dư thừa gây béo phì.

Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất mà bí xanh cung cấp như vitamin A, B9, C, E và các khoáng chất như phốt pho, kali, magiê có tác dụng giữ cơ thể khỏe mạnh, cải thiện làn da trắng sáng và giữ dáng cho các chị em. Vitamin và khoáng chất được tìm thấy nhiều ở phần vỏ của bí xanh. Nên ăn vỏ bí xanh nhưng khi chúng còn non và mềm.

  • Bí xanh có thể sử dụng để làm đẹp cho da

Trong nền Y học cổ truyền, từ ngày xưa đã sử dụng bí xanh là một vị thuốc cho việc làm đẹp da. Theo đó, bí xanh được nấu thành cao và sử dụng với mục đích giữ độ ẩm cho da. Cao bí đao giúp loại bỏ dầu trên da, làm bong mụn đầu đen và mụn cám. Ngoài ra chúng còn làm se khít lỗ chân lông, giữ cho da căng mịn và sáng hồng tự nhiên.

Nguồn: Dược học cổ truyền