Chữa thủy đậu bằng phương pháp dân gian hiệu quả - Dược học cổ truyền

Chữa thủy đậu bằng phương pháp dân gian hiệu quả

Bên cạnh những phương pháp y học hiện đại, bạn còn có thể áp dụng phương pháp bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu hiệu quả ngay tại nhà.

Phương pháp bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu hiệu quả

Phương pháp bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu hiệu quả

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, thường bùng phát vào tháng 3-5. Để chữa trị thủy đậu, người ta chủ yếu dựa vào phương pháp thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp. Vì thế, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu như sau.

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu

Cách chữa thủy đậu bằng phương pháp bài thuốc dân gian hiệu quả. Đồng thời giúp cho các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa, điều trị bệnh được hiệu quả, an toàn.

  • Bài thuốc thứ 1:

Hoa mai. Dùng hoa mai phơi khô, tán nhỏ, giã nhuyễn hòa mật ong làm viên bằng hạt ngô đồng cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi uống 1 viên và cứ thêm mỗi tuổi uống thêm 3 viên. Ngày uống 2-3 lần với nước ấm. Khi trẻ mới chớm mọc thủy đậu thì dùng bài thuốc này.

  • Bài thuốc thứ 2:

Nhọ nồi. Nguyên liệu gồm nhọ nồi, cây nọc rắn, lá rau má, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá chân vịt, lá mũi mác (lượng bằng nhau). Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó giã nát rồi hòa vào nước. Lọc nước qua rây bỏ bã, dùng nước này lau khắp người, ngày lau 2 lần. Bài thuốc dân gian này chỉ thực hiện khi các nốt thủy đậu bị bầm tím, khắp mình nóng dữ dội.

  • Bài thuốc thứ 3:

Sắn dây, đậu xanh. Củ sắn dây 20g, đậu xanh 20g, lá chàm 20g, rễ tranh 20g, cam thảo 10g, gừng sống 3 lát, nước vừa đủ sắc uống. Tác dụng giải nhiệt để thúc cho đậu ra thì bệnh khỏi. Bài thuốc này cho trẻ uống khi những nốt đậu đã mọc quá 3 ngày chưa hết sốt.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu từ đậu xanh

Bài thuốc dân gian chữa bệnh thủy đậu từ đậu xanh

  • Bài thuốc thứ 4:

Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30g, rau om tươi 20g rửa sạch, quả dành dành 16g, kim ngân hoa 16g, rễ cỏ tranh 12g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

  • Bài thuốc thứ 5:

Hoàng liên, hoàng bá. Dùng hoàng liên (ảnh) 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc thủy đậu dùng cho trường hợp nốt đậu mọc nhiều, vỡ loét không đóng vảy được.

  • Bài thuốc thứ 6:

Cam thảo, ngân hoa. Dùng 12g cam thảo dây (ảnh), 12g ngân hoa, 12g vỏ đậu xanh, 8g hoàng đằng, 12g sinh địa, 10g lá tre, 8g rễ cây sậy. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc với 4 chén nước, khi cạn lại còn 1/4 thì uống hết trong ngày.

  • Bài thuốc thứ 7:

Dâu tằm, cỏ mần trầu, lá tre. Dùng lá dâu tằm tươi (ảnh) 30 g rửa sạch, cỏ mần trầu tươi 20g rửa sạch thái ngắn, lá tre tươi 20g, cam thảo đất tươi 20g thái ngắn. Cho vào ấm sắc uống, hãm 1.000 ml nước còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.

Phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi mắc phải bệnh thủy đậu

Phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi mắc phải bệnh thủy đậu

Chăm sóc tốt nhất cho người bị bệnh thủy đậu

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: vì là bệnh dễ lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên các bậc cha mẹ phải làm là nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi trẻ khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi hai lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh trường hợp xảy ra biến chứng và luôn giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

Phải đặc biệt lưu ý tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể để lại sẹo tồn tại lâu dài.

  • Nằm trong phòng riêng, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Thời gian cách ly là khoảng từ bảy đến 10 ngày tính từ khi bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
  • Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như: khăn mặt, ly, chén hay muỗng, đũa.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Dùng nước ấm để tắm rửa và thay quần áo hàng ngày trong phòng tắm.
  • Nên mặc những loại quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
  • Nên cắt móng tay cho trẻ và giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ lại. Nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do việc trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Dùng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp sốt cao, có thể dùng các loại thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh… và tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.
  • Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ hay mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.