Chữa bệnh loãng xương hiệu quả bằng Y học Cổ truyền

Chữa bệnh loãng xương hiệu quả bằng Y học Cổ truyền

Nội dung bài viết

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, là căn bệnh khó chữa trị dứt điểm, nhưng một số người đã “tạm biệt” được căn bệnh này.

Tin vui cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Chữa táo bón bằng phương pháp dân gian

chua-benh-loang-xuong-1

Chữa bệnh loãng xương hiệu quả bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Hiện nay bệnh loãng xương phát triển mạnh nhất ở những người cao tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện và tìm cách điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người đã tạm biệt được căn bệnh này nhờ vào phương pháp Y học Cổ truyền.

Bệnh loãng xương là gì?

Theo nghiên cứu của Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương có thể  là do vấn đề về tuổi tác, Hocmon sinh dục nữ giảm, dinh dưỡng thiếu hoặc suy giảm miễn dịch,…

Chữa bệnh loãng xương bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Theo Thư viện Y Dược, loãng xương là một bệnh chuyên khoa cơ xương khớp, thuộc chứng hư lao được chia làm 3 thể là khí huyết hư, thận âm hư và thận dương hư. Tùy vào mỗi thể bệnh mà có sự phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

chua-benh-loang-xuong

Các bài thuốc chữa bệnh loãng xương

Thể khí huyết hư

Triệu chứng: cả người mệt mỏi uể oải, toàn thân đau nhức, thích nằm không muốn di chuyển, kém ăn, khó ngủ, sắc mặt tái nhợt, hay chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Bệnh phát nặng thì lưỡi đóng rêu trắng nhợt, mạch chìm yếu, có thể sa trực tràng, sa tử cung.

Có 2 bài thuốc chữa bệnh loãng xương thể khí huyết hư.

Bài 1: Bổ trung ích khí thang gồm nhân sâm 15g, hoài sơn 15g, huỳnh kỳ 15g, đương quy 15g, thăng ma 15g, bạch linh 15g, đại táo 15g, bạch truật 10g, sài hồ 10g trần bì 10g, cam thảo 10g. Tất cả sắc đều lên uống ngày 1 lần.

Bài 2: Thập toàn đại bổ gồm thục địa 15g, nhân sâm 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g xuyên khung 10g, nhục quế 10g, cam thảo 10g, bạch truật 5g, bạch linh 5g, huỳnh kỳ 5g. Tất cả sắc đều lên uống ngày một thang.

Thể thận dương hư

Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng như thể khí huyết hư, người bệnh còn thấy người mệt mỏi, tay chân lạnh, ra mồ hôi, đại tiện phân lỏng, lưỡi rêu trắng nhợt.

Bài thuốc uống: Hữu quy hoàn gồm thục địa 30g, đương quy 15g, hoài sơn 15g, thỏ ty tử 15g, sơn thù 15g, đỗ trọng 15g, câu kỷ tử 15g, lộc giác giao 15g, nhục quế 5g, phụ tử chế 5g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Thể thận âm hư

Triệu chứng: Người bệnh có các triệu chứng của thể khí huyết hư kèm theo lưng cốt đau mỏi âm ỉ, sốt về chiều và nóng người, đổ mồ hôi, lưỡi đỏ có rêu vàng, mạch trầm…

Bài thuốc uống: Các vị gồm thục địa 30g, sơn thù 15g, hoài sơn 15g, đương quy 15g, bạch thược 9g, đơn sâm 15g, bạch linh 9g, đơn bì 9g, trạch tả 9g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

chua-benh-loang-xuong-2

Kết hợp bắt mạch, châm cứu hiệu quả còn tốt hơn

Ngoài việc uống thuốc, tùy theo tình trạng và mức độ Bệnh loãng xương mà người bệnh còn được điều trị kết hợp với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công, để tăng cường hiệu quả.

Đó là những bài thuốc chữa trị bệnh loãng xương dễ làm, dễ tìm kiếm, tiết kiệm mà lại đạt được hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn, và có một số người đã “tạm biệt” được căn bệnh nhờ những bài thuốc này. Hãy kiên trì thực hiện thường xuyên sẽ có bất ngờ lớn đấy!

Chúc các bạn thành công trong việc chữa trị bệnh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn