Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả

Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả

Nội dung bài viết

Bạch quả là thảo dược dùng phổ biến trong điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn não, với công dụng là hoạt huyết dưỡng não.

Thông tin cơ bản về bạch quả

Thông tin cơ bản về bạch quả

Thông tin cơ bản về bạch quả

Bạch quả đã được dùng từ lâu đời. Nó được ghi chép trong các tài liệu dược học cổ truyền Trung Quốc, trong mẹo dùng thuốc Nam và ở Châu Âu với tên gọi tanakan.

Bạch quả có nguồn gốc ở Trung Quốc, một ít ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp.

Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.

Thành phần hoá học bạch quả Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol. Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoid và các tecpen. Các hợp chất favonoid là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonoid, phần đường là glucoza và rhamnose. Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài ra, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả

Tính vị:

  • Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.
  • Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.
  • Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.
  • Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.
  • Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.

Quy kinh:

  • Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Thận
  • Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.
  • Cương mục: Vào kinh Phế
  • Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ thái âm, thái dương.
  • Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.

Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả

Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả

Công dụng và chủ trị của bạch quả

  • Liễm Phế khí, định suyễn ho, cầm đái trọc, súc tiểu tiện. Bạch quả được sử dụng trong bài thuốc dân gian trị hen suyễn, đàm thấu, bạch đới, bạch trọc, di tinh, bệnh lâm, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp.
  • Tam nguyên duyên thọ thư: Ăn sống giải rượu.
  • Điền Nam bản thảo: Nhọt to không ra đầu, thịt Bạch quả cùng nếp chưng hợp với mật hoàn; với Hạch đào giả nát làm cao uống, trị ăn nghẹn phản vị. (nôn ọe), bạch trọc, lãnh lâm; giã nát đắp huyệt Thái dương, ngừng đau mắt đầu phong, còn đắp vô danh thũng độc.
  • Phẩm hối tinh yếu: Nướng ăn chín, cầm tiểu tiện nhiều lần.
  • Y học nhập môn: Thanh trọc khí Phế Vị, hóa đàm định suyễn, cầm ho.
  • Cương mục: Ăn chín ôn Phế ích khí, định suyễn ho, súc tiểu tiện, cầm bạch trọc; ăn sống giáng đàm, tiêu độc sát trùng;
  • Bản thảo tái tân: Bổ khí dưỡng tâm, ích Thận tư âm, cầm ho trừ đàm, sinh cơ thịt, trừ mủ hút độc, tiêu ung nhọt ghẻ lở.
  • Bản thảo tiện độc: Trên liễm Phế kim trừ ho nghịch, dưới hành thấp trọc hóa đàm dãi.

Tác dụng bạch quả:

Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.

Bạch quả ăn sống giúp tỉnh rượu, tiêu được độc, sát được trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.

Liều dùng:

+ Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.

+ Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn