Bật mí công dụng trị bệnh thì cây Hoắc hương - Dược học cổ truyền

Bật mí công dụng trị bệnh thì cây Hoắc hương

Nội dung bài viết

Cây hoắc hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là quảng hoắc hương hay Thổ hoắc hương, đây là một loại thảo dược trị bệnh được xếp vào nhóm dược liệu thiên nhiên có công năng trị bệnh cực kỳ hữu ích.

Bật mí công dụng trị bệnh thì cây Hoắc hương

Tìm hiểu thông tin sơ lược cây hoắc hương

Hoắc hương là loại cây thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), có tên khoa học là Pogos cablin (Blanco) Benth. Hoắc hương có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Mauritius, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Tây Phi.

Đây một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây cao khoảng 30cm đến 60 cm. Thân cây hoắc hương có hình trụ vuông, chia thành nhiều nhánh dài khoảng 40cm đến 50 cm, đường kính khoảng 2 đến 7 mm, có nhiều lông tơ mềm. Cành giòn, dễ gãy, mặt gãy thường lộ rõ phần tủy. Thân cây già có lớp sần bám xung quanh, màu nâu xám. Hoắc hương có lá hình elip, mọc đối xứng, dài khoảng 4cm đến 9 cm, rộng 3 cm đến 7 cm, cả 2 mặt lá đều có lớp lông mềm, màu trắng xám, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn, mép lá có răng cưa. Lá hoắc hương có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng. Hoa hoắc hương có màu hồng hoặc tím nhạt, mọc ở phần ngọn cành hoặc nách lá. Quả bé, có hạt cứng. Mùa hoa quả hoắc hương thường rộ vào tháng 5 đến 6, nhưng rất hiếm khi gặp cây nở hoa.

Theo như chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, dược liệu hoắc hương có chứa một số thành phần hóa học chủ yếu như 1,2 % tinh dầu, 45 % alcohol patchoulic, 50 % patchoulen, cadinen, benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, sesquiterpen, epiguaipyridin.

Hoắc hương và một số bài thuốc trị bệnh

Hoắc hương hay mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc

Hoắc hương hay mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc

1. Chữa nôn ói do thấp hàn bên trong

  • Bài 1: Dùng lá hoắc hương, trần bì, chế bán hạ mỗi vị 10 g, đinh hương 2 g đem đi sắc uống. Thực hiện liên tục bài thuốc, mỗi ngày 1 lần cho đến khi dứt điểm triệu chứng.
  • Bài 2: Đẳng sâm, hoắc hương, xích phục linh, thương truật, hậu phác mỗi vị khoảng 10 g, trần bì, bán hạ mỗi vị 5 g, cam thảo 3 g, gừng tươi 3 lát đem sắc lấy nước uống. Sử dụng thuốc khi còn ấm.
  • Bài 3: Hoắc hương, chế bán hạ mỗi vị 10g, trần bì, thương truật mỗi vị 6 g đem đi sắc uống. Bài thuốc này có tác dụng cải thiện chứng viêm đường ruột thể hàn thấp.

2. Chữa viêm da cơ địa bội nhiễm

Người bệnh có thể sử dụng hoắc hương độc vị hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn để làm thuốc. Tán mịn các nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều với nhau và đem ngâm với giấm khoảng 1 tuần. Lọc bỏ phần xác, dùng hỗn hợp này để ngâm tay và chân, mỗi lần ngâm khoảng 30phút.

3. Chữa ngoại cảm hàn thấp

Bệnh nhân thường có triệu chứng tức ngực, đau đầu, đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phân lỏng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc sau đây:

  • Bài 1: Hoắc hương, bội lan mỗi vị 10 g cũng sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này thích hợp sử dụng trị cảm thương hàn, đau nặng đầu, tức ngực, buồn nôn, biếng ăn,…
  • Bài 2: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10 g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6 g, trần bì 5g, cam thảo 3 g, đại táo 10 g đem đi sắc lấy nước uống.

4. Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Lấy khoảng 120 g hoắc hương khô đem tán bột mịn, cho thêm mật heo với lượng vừa đủ để vo viên. Mỗi lần dùng khoảng 3 g. Ngày sử dụng 2 lần với nước ấm. Kiên trì thực hiện khoảng 2 đến 4 tuần.

Hoắc hương được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Hoắc hương được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

5. Chữa chứng đau bụng do đầy hơi

Dùng hậu phát, hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10 g, sa nhân 5 g, trần bì 3 g để sắc lấy nước uống.

6. Chữa khó tiêu, bụng sôi

Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12 g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6 g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2 g vào trước bữa ăn khoảng 20phút. Ngày sử dụng 3 lần. Bên cạnh đó, có thể sử dụng hoắc hương dưới dạng hãm trà để uống theo liều lượng đã chỉ định trên. Tuy không mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm nhưng hoắc hương có khả năng cải thiện bệnh khá tốt.

Những điểm cần kiêng kỵ khi dùng hoắc hương

Theo các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết hoắc hương chống chỉ định với một số đối tượng gồm Phụ nữ mang thai và cho con bú; Trẻ em và Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với dược liệu. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý một số điều khi dùng hoắc hương như sau:

  • Dược liệu này còn làm ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp, nhất là đối với những người có huyết áp thấp. Đừng nên sử dụng dược liệu này trước khi thực hiện đo huyết áp.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm gan định kỳ để theo dõi tình trạng độc tố tích tụ trong gan.
  • Bảo quản và sử dụng dược liệu đảm bảo, không nên sử dụng dược liệu bị ẩm mốc, có mùi khác lạ.
  • Không sử dụng hoắc hương trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần.

Hy vọng rằng những thông tin về thảo dược hoắc hương do các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hay về những dược liệu chữa bệnh hữu dụng.