Bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả từ binh lang

Bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả từ binh lang

Hạt cau hay binh lang là một vị thuốc nam có tác dụng hành thủy, hạ khí, sát trùng và phá tích. Dược liệu này thường được sử dụng để trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

Nội dung bài viết

Tìm hiểu về vị thuốc Binh lang (hạt cau khô)

Tên gọi khác: Hạt cau, Đại phúc tử, Tân lang. Tên khoa học: Areca Catechu. Tên dược: Semen Arecae. Họ: Cau dừa (danh pháp khoa học: Palmae/ Arecaceae)

Có 2 loại đó là cau rừng và cao nhà: Cau rừng (sơn binh lang); cau nhà (gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.

Binh lang là vị thuốc đông y được sử dụng phổ biến chúng có vị cay, đắng, tính ôn, không độc thuộc loại âm dược.

Vỏ cau có tính vị ngọt, hơi the,tính ấm,có công dụng thông khí hành thủy. 

Tác dụng dược lý của vị thuốc Binh lang

Tác dụng kháng khuẩn: Hạt cau tươi và khô đều có tác dụng ức chế nấm và virus gây bệnh ngoài da.

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Vị thuốc binh lăng có tác dụng kích thích cholinergic ở hệ thần kinh trung ương nhằm tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ trơn của đại trường, dạ dày. Ngoài ra binh lăng còn có tác dụng tăng cơ trơn tử cung và túi mật, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.

Tác dụng xổ sán: Nước sắc từ hạt cau có tác dụng làm tê liệt thần kinh của sán lợn và sán bò. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng xổ lãi kim.

Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết vị thuốc đông y này giúp sát trùng, phá tích, hạ khí, kích thích tiêu hóa, hành thủy. Chủ trị: Nhiễm giun sán, tiểu tiện bón, tiêu hóa kém, thủy thũng, nhiễm trùng đường ruột, cước khi sưng đau.

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu binh lang – hạt cau khô

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết một số món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc binh lang – hạt cau khô như sau:

Bài thuốc trị sốt rét: Chuẩn bị: Thảo quả nhân, trần bì, chích cam thảo, thanh bì và binh lang mỗi vị 2g, thường sơn 3g. Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước uống, có thể gia thêm rượu và dùng uống trước khi lên cơn khoảng 2 giờ đồng hồ.

Bài thuốc trị thực tích khí trệ gây bụng đầy trướng, táo bón, ăn uống khó tiêu: Chuẩn bị: Khiên ngưu và hương phụ (sao) mỗi vị 120g, đại hoàng và hoàng bá mỗi vị 100g, nga truật, binh lang, mộc hương, hoàng liên, trần bì, thanh bì mỗi vị 30g. Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 10g uống với nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc trị sán lá: Chuẩn bị: Cam thảo 5g, hạt cau 15g và ô mai 10g. Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống vào sáng sớm khi bụng đói.

Bài thuốc trị giun kim: Chuẩn bị: Nam qua tử và thạch lựu bì mỗi vị 10g, binh lang 15g. Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống trước khi đi ngủ (nên để bụng đói trước khi uống thuốc).

Bài thuốc trị sán: Chuẩn bị nam qua tử và binh lang (cắt lát) mỗi vị 30g. Dùng binh lang sắc lấy nước còn nam qua tử tán bột mịn, sau đó trộn đều và uống.

Bài thuốc trị chốc đầu ở trẻ nhỏ: Chuẩn bị: Hạt cau khô. Thực hiện: Mài hạt cau thành bột rồi phơi khô, sau đó trộn với dầu và thoa lên vùng da cần điều trị.

Cháo tân lang trị nôn mửa, ăn uống khó tiêu, táo bón kèm tiêu chảy, đầy trướng bụng: Chuẩn bị: Gạo tẻ 50g và hạt cau 15g. Thực hiện: Dùng hạt cau nấu lấy nước, sau đó lọc lấy nước nấu cháo. Dùng ăn khi nóng trong vòng vài ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc trị chứng ợ hơi và ợ chua: Chuẩn bị: Trần bì 6g và hạt cau 12g. Thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột, sau đó chế với mật làm thành viên. Khi đói, dùng ăn một lượng vừa phải.

Lưu ý khi sử dụng Binh lang: Hạt cau (Binh lang) dùng liều nhỏ giúp kích thích thần kinh, nhưng dùng liều lớn gây say, thậm chí liệt thần kinh giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm.