Nội dung bài viết
Theo Y học cổ truyền, thạch lựu bì có vị chua chát, tính ôn; vào kinh đại trường; tác dụng sáp tràng chỉ tả, sát trùng nên được dùng để diệt trừ giun sán.
- Rau dấp cá điều trị tay chân miệng vô cùng hiệu quả trong Y học cổ truyền
- Điều trị bệnh sỏi thận bằng những bài thuốc Y học cổ truyền bạn nên biết
- Mốt số món cháo tốt cho hệ hô hấp trong mùa đông lạnh giá
Thạch lựu bì dưới góc nhìn Y học cổ truyền
Thạch lựu bì dưới góc nhìn Y học cổ truyền
Thạch lựu bì là vỏ quả lựu hay vỏ rễ cây thạch lựu, thuộc họ lựu. Theo các nghiên cứu hiện đại, loại cây này có tác dụng điều trị giun sán do alcaloid gây độc với giun sán; kết hợp với tanin có công dụng săn se niêm mạc ruột làm hạn chế hấp thu vào cơ thể và tăng nồng độ alcaloid trong lòng ruột.
Theo YHCT, thạch lựu bì vị chua chát, tính ôn; vào kinh đại trường. Có công dụng sáp tràng chỉ tả, sát trùng. Chữa chứng tả lỵ lâu ngày, trừ giun sán. Đây cũng là vị thuốc được nhắc nhiều trong các sách thuốc cổ như:; Sách Trấn nam bản thảo: tính hàn vị chua sáp; Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Đại tràng Thận; Sách Bản thảo cương mục: chua, sáp ôn, không độc; Sách Bản thảo tóat yếu: nhập thủ thái âm, túc thiếu âm kinh.
Trong Y văn cổ cũng đề cập đến tác dụng dược lý của thạch lựu bì như: Sách Bản thảo thập di: ” trị hồi trùng sắc uống”; Sách Bản thảo cương mục: ” chỉ tả lî, hạ huyết, thóat giang, băng trung đới hạ”; Sách Trấn nam bản thảo: ” trị tiêu chảy lâu ngày, sao nướng với đường cát ăn. Trị lî có máu mủ, đại tràng chảy máu”.
Liều dùng thích hợp khi dùng thạch lựu bì là dùng từ 6 đến 20g. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ, đem tán bột hoặc nấu nước ngâm rửa. Vỏ rễ có thể dùng trị giun sán, tuy nhiên chúng dễ kích thích ruột và dạ dày nên khi dùng cần thận trọng.
Bài thuốc điều trị bệnh có thạch lựu bì trong YHCT
Bài thuốc điều trị bệnh có thạch lựu bì trong YHCT
Bài thuốc dân gian trừ giun sán, giảm đau
- Bài 1: Thuốc bột binh lang: vỏ quả lựu 20g , binh lang 12g. Tất cả đem sắc uống. Có công dụng trong việc điều trị giun đũa, giun tóc.
- Bài 2: Vỏ rễ lựu, đại hoàng, hạt cau, mỗi vị lấy 4g. Sắc lấy 300ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng hôm sau chia thuốc uống 2 đến 3 lần, nằm nghỉ, đợi khi nào buồn đi tiêu mới đi, nhúng mông vào chậu nước ấm cho sán ra hết.
- Bài 3: Vỏ quả lựu, binh lang, quán chúng mỗi vị dùng 12g; sử quân tử dùng 20g. Tất cả đem sắc uống. Có công dụng hiệu quả trong việc trị giun kim.
Bài thuốc chữa mẩn ngứa, nổi mề đay do nhiệt
- Bài 1: Chuẩn bị vỏ quả lựu tươi, hà thủ ô, bồ công anh, bèo cái, ké đầu ngựa, thổ phục linh, mỗi vị dùng 12g; thuyền thoái, mã đề, cam thảo đất, mỗi vị dùng 8g. Sắc uống 2 lần trong một ngày. Uống liền trong 5 đến 7 ngày. Có tác dụng hiệu quả trong việc cầm tiêu chảy. Điều trị tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày, băng lậu, di tinh, đại tiện ra máu, đới hạ…
- Bài 2: Sử dụng bài thuốc Thang hoàng liên gồm: vỏ quả lựu, đương quy, a giao mỗi vị dùng 12g; hoàng liên, hoàng bá, sinh khương mỗi vị dùng 6g; cam thảo lấy 4g. Sắc uống. Điều trị lỵ kinh niên, phân có máu mũi.
Với mỗi trường hợp sẽ có những bài thuốc tương ứng, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc YHCT là những bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo bài bản như Đại học, Cao đẳng Y học cổ truyền. Đặc biệt những người có thực tà hoặc lỵ mới mắc không nên dùng. Người yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không được dùng.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn