Tôm đồng và những lợi ích sức khỏe mà tôm đồng mang lại

Tôm đồng và những lợi ích sức khỏe mà tôm đồng mang lại

Nội dung bài viết

Tôm đồng là một món ăn thông dụng ở các miền quê sông nước. Không chỉ thơm ngon, thịt tôm đồng  rất giàu chất dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Tôm đồng

Tôm đồng còn có tên gọi chung là tôm nước ngọt, sống ở ao, đầm, sông, hồ. Tôm có màu lục nhạt hoặc xám điểm vằn, đầu to, tôm đực có 2 càng tương đối to, càng tôm cái ngắn hơn, đuôi tôm đồng rộng bản.

tom-dong

Lợi ích sức khỏe mà tôm đồng mang lại

Các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TPHCM cho biết, thịt tôm càng tươi rất giàu protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP,… Ngoài ra còn có cholesterol, melatonin, acid béo omega-3. Vỏ tôm có các polysaccharid. Theo Đông y, tôm đồng vị ngọt, tính ôn; vào can, thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ (lợi sữa), tiêu thoát mủ. Trị thận hư, liệt dương, tắc sữa mụn nhọt, áp xe, các ổ viêm tấy mưng mủ…

Đặc biệt, tác dụng thông sữa của tôm đồng rất mạnh. Nó lại chứa nhiều photpho và canxi rất tốt cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Người già thường xuyên ăn vỏ tôm chống được bệnh loãng xương. Mỗi ngày chỉ nên dùng 12 – 200 g bằng cách nấu, luộc, hầm, xào, nướng hay rán.

Tôm đồng với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại

Cung cấp protein: Theo các chuyên gia, tôm là thực phẩm giàu protein. Vì vậy, nếu cảm thấy ngán ăn trứng, bạn có thể tiêu thụ tôm để thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.

Tôm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Vitamin B12: Bác sĩ Trường Giang làm công tác giảng viên dạy Cao đẳng Dược TPHCM cho rằng, cơ thể khi thiếu vitamin B12 có thể khiến các cơ bắp trở nên yếu ớt, mờ mắt và tâm trạng trở nên tồi tệ. Để giải quyết các vấn đế sức khỏe trên, bạn cần phải đáp ứng nhu cầu vitamin B12 cho cơ thể bằng cách ăn tôm, vì chúng rất giàu vitamin B12.

Bổ sung sắt:  Một trong các chất dinh dưỡng quan trọng chứa trong tôm là chất sắt. Thông thường khi cơ thể thiếu chất sắt sẽ gây thiếu máu, mệt lả và khó thở. Vì thế, tiêu thụ tôm là cách tốt nhất để ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.

Bài thuốc chữa bệnh nhờ tôm

Tôm xào rau hẹ – dùng cho các trường hợp liệt dương, suy giảm dục tính: tôm 150 g, rau hẹ 200 g thêm gia vị, xào chín.

Tôm rang tắc kè – dùng cho bệnh nhân thận hư, liệt dương, di tinh: tôm 500g, tắc kè 2 con sấy khô; xuyên tiêu 120 g, hồi hương 120 g, mộc hương 30 g. Mộc hương tán bột để riêng. Tất cả trộn với muối và rượu, rang trên chảo cho chín khô, tán bột, cho bột mịn mộc hương trộn đều, để nguội, cho lọ đậy kín. Mỗi lần uống 1 thìa canh khi đói, uống với chút rượu.

Canh tôm chân giò – dùng cho sản phụ ít sữa tắc sữa; nam giới thận hư liệt dương: Tôm 100 – 150 g, rượu 250 ml, chân giò 1 cái. Tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín, chân giò làm sạch chặt lát, thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt…)  nấu nhừ.

Dùng cho sản phụ sau đẻ ít sữa: Tôm chần rượu gạo: tôm 300 g (bỏ vỏ chần nước sôi), nghiền nát, khi ăn uống kèm rượu nhẹ hâm nóng; ngày 2-3 lần, kết hợp với ăn canh chân giò.

tom-chan-ruou-6

Tôm đồng chần rượu gạo cho phụ nữ sau sinh ít sữa

Tôm càng tươi 100 g (bóc vỏ, cắt nhỏ) xào với 20 ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo lại với rượu. Ăn trong ngày.

Các chuyên gia sức khỏe cho lời khuyên, mặc dù tôm vừa là món ăn bài thuốc vừa ngon vừa bổ dưỡng. Thế nhưng chúng ta cần ăn với lượng vừa phải và đúng cách để nguồn dinh dưỡng trong tôm có thể phát huy hết giá trị và công dụng của nó.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn