Nội dung bài viết
Cây Ngọc Trúc hay còn được gọi với tên khác là Nữ ủy. Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thầy thuốc Y học cổ truyền áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.
- Công dụng trị bệnh tuyệt với từ cây Ô Dược
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Phèn Đen
- Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Dạ Cẩm
Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Ngọc Trúc
Sơ lượt thông tin về cây cây Ngọc Trúc
Ngọc Trúc là một loại cây thuộc họ Hành tỏi, cây có tên khoa học là Rhizoma Polygonati Odorati. Ngọc trúc là loài thực vật có xuất xứ từ Trung Quốc, đặc biệt phân bố nhiều ở tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Ở Việt Nam cùng có loài thực vật tên là Ngọc trúc hoàng tinh. Tuy nhiên tác dụng của 2 dược liệu này hoàn toàn khác nhau, vì vậy cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Ngọc trúc là thực vật thân cỏ, sống nhiều năm, chiều cao trung bình từ 40cm đến 60cm. Thân có đường kính khoảng 0.5cm đến 1.5cm, thân rễ mọc ngang, màu vàng trắng nhạt, trên thân rễ có nhiều rễ con mọc xung quanh. Lá cây Ngọc Trúcmọc từ giữa thân trở lên, thường mọc so le, phiến hình trứng, rộng 3cm đến 6cm, dài 6cm đến 12cm, cứng dài và không có cuống, mặt lá dưới có màu trắng nhạt. Hoa Ngọc trúc có hình chuông, màu trắng, mọc ngay kẽ lá, mỗi kẽ có từ 1 đến 2 hoa, cuống dài khoảng 1cm đến 1.5cm. Quả ngọc trúc mọng, hình cầu, thường có màu đen khi chín và đường kính dao động từ 1mm đến 7mm.
Theo phân tích từ các dược sĩ, giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây Ngọc Trúc có chứa một số thành phần hóa học như vitamin A, quercitol, convallarin, conballamarin, tinh bột và chất nhầy.
Ngọc Trúc mọc hoang hay được trồng phổ biến ở nước ta
Cây Ngọc Trúc và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
Trị cảm mạo, đau họng, sốt, miệng khô, ho khan: Sử dụng Hồng táo 2 quả, chích cam thảo 3 g, bạc hà 6g, bạch vị 4g, hành sống 3 cây, ngọc trúc 12 g, cát cánh 6g, đậu xị 16 g. Mang sắc uống hằng ngày.
Trị dạ dày và phổi khô nóng gây đau họng, khô miệng: Sử dụng Cam thảo 8 g, mạch môn đông và sa sâm mỗi vị 12 g, ngọc trúc 16 g. Mang sắc uống, dùng trong ngày.
Chữa sốt cao cuối kỳ, họng khô, người còn sốt nhẹ, miệng khát: Sử dụng Mạch đông và ngọc trúc mỗi vị 12 g, sinh địa 20g và sa sâm 16 g. Mang sắc uống trong ngày.
Chữa ho có ít đờm, ho khan và ho do lao: Sử dụng Ý dĩ nhân 16 g, sa sâm 8g và ngọc trúc 20 g. Sắc uống hằng ngày.
Chữa miệng khát, họng khô, ho khan, ho có ít đờm do phế vị táo nhiệt: Sử dụng Cam thảo 4 g, sa sâm, ngọc trúc, tang diệp, mạch môn, thiên hoa phấn mỗi vị 12 g. Mang các vị sắc lấy nước uống. Nếu người nóng nhiều, gia thêm 12g địa cốt bì.
Chữa thấp tim: Sử dụng Cam thảo, đương quy, tần cửu và ngọc trúc mỗi vị 12 g. Mang sắc uống dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
Chữa và phòng ngừa bệnh đau do co thắt mạch vành: Sử dụng Đảng sâm 12 g và ngọc trúc 20g. Sắc uống hằng ngày.
Chữa đổ mồ hôi trộm, ho khan, suy nhược cơ thể, miệng khô và sốt: Sử dụng Mạch môn, sa sâm, địa cốt bì và bạch thược mỗi vị 12 g, ngọc trúc 16 g, bối mẫu và trần bì mỗi vị 6g, ngân sài hồ 8g. Mang thái nhỏ, phơi khô và sắc với 400 ml nước, còn lại 100 ml. Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Chữa nóng sốt, miệng khô khát và ho kéo dài: Sử dụng Đường phèn, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn và sinh địa mỗi vị 12 g. Mang làm thành viên uống hoặc sắc uống trong ngày.
Chữa hư lao khiến người hay sốt về chiều: Sử dụng Ngũ vị tử 6 g, mạch môn, bách bộ, đảng sâm, hoài sơn và bạch truật mỗi vị 12 g, ngọc trúc 16g. Mang sắc uống ngày dùng 1 thang.
Trị chứng đau mắt đỏ: Sử dụng Bạc hà 2 g, sinh địa, thảo quyết minh (sao), cúc hoa và huyền sâm mỗi vị 10 g, ngọc trúc 12 g. Sắc lấy nước, chia làm 2 phần. Một phần để uống và một phần để xông mắt.
Trị viêm khớp dạng thấp: Sử dụng Hoài sơn, hà thủ ô, ngọc trúc và đan sâm mỗi vị 40g, đơn bì, mạch môn, đương quy và trạch tả mỗi vị 20 g, sơn thù, thanh bì và chỉ thực mỗi vị 10 g. Mang các dược liệu thái nhỏ, sau đó tán mịn, hòa với siro hoặc mật ong làm thành viên nặng 5g. Mỗi ngày dùng 1 viên.
Chữa viêm phế quản mãn tính: Sử dụng Sa sâm, thạch hộc và ngọc trúc mỗi vị 12 g, mạch môn đông 16 g. Mang sắc uống mỗi ngày 1 thang. Đem chia thành 2 đến 3 lần uống và dùng hết trong ngày
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Ngọc Trúc
Ngọc Trúc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Khi sử dụng dược liệu Ngọc Trúc để điều trị bệnh, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, các bạn nên chú ý đến một số điều sau:
- Không sử dụng cho người có tỳ hư, đờm thấp ứ trệ và người dương suy âm thịnh.
- Khi sử dụng Ngọc Trúc để chế biến món ăn, không nên dùng nồi và vật dụng chế biến bằng sắt.
- Tránh sử dụng ngọc trúc cho người bị đầy trướng bụng và tiêu chảy.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Ngọc Trúc. Nếu có nhu cầu sử dụng Ngọc Trúc để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.