Nội dung bài viết
Kim tiền thảo hay còn được gọi với tên khác là vẫy rồng, mắt trâu hay Bạch nhĩ thảo,…đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được áp dụng trong nhiều bài thuốc vô cũng hữu ích.
Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Kim Tiền Thảo
Sơ lược thông tin tại cây Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là loại cây thuộc họ Cánh bướm hay còn gọi là họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae), cây có tên khoa học là Herba Jin Qian Cao. Đây là loại thảo dược ở khu vực Đông Nam Á và Hoa Nam, mọc hoang ở vùng núi trung du có độ cao dưới 1000m. Ở nước ta, Kim tiền thảo được tìm thấy ở vùng đồi núi như Lạng Sơn, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình,…cây hiện nay đã được trồng đại trà nhằm mục đích làm thuốc.
Kim tiền thảo là dược liệu dạng thân thảo, sống lâu năm, thân bò sát dưới mặt đất, dài khoảng 1 m. Lá Kim tiền thảo mọc so le gồm 1 đến 3 chét, rộng 2cm đến 4cm, chiều dài khoảng 2,5cm đến 4,5 cm. Chét giữa của lá có hình mắt chim, các lá bên có hình bầu dục. Mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới phủ lông trắng bạc, khi sờ vào có cảm giác mềm mại. Hoa của cây mọc thành chùm, thường mọc ở nách lá. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Hoa màu hồng, mỗi chùm có 2 đến 3 hoa. Quả loại đậu, chiều dài khoảng 14mm đến 16mm, bên trong có 4 đến 5 hạt nhỏ.
Theo chia sẻ từ các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong cây Kim tiền thảo có nhiều thành phần hóa học đa dạng như: M – Menthone, N – Pulegone, A – Pinene, Succinic acid, Limonene, Choline, Isopinocamphone, Isomenthone, Amino acid, Linalol, A – Terpinol, Ursolic acid, B – Sitosterol, Tannin, Menthol, Potassium nitrate, Palmitic, B – Cymene, L- Pinocamphone.
Kim tiền thảo được trồng nhiều ở nước ta
Kim tiền thảo và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Chữa đường mật viêm không do vi khuẩn: Mỗi lần sắc dùng 10g – 30g tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường sử dụng liên tục trong 2 đến 3 tháng có thể nhận thấy kết quả điều trị.
2. Chữa sỏi thận, tiết niệu, sỏi bàng quang: Sử dụng Kim tiền thảo 16g, Cối xay 16 g, Rễ cỏ xước 16g, Đinh lăng (rễ) 16g, Cỏ tranh (rễ) 16g, Mộc thông 10g, Ké đầu ngựa 16 g. Sau đó mang các vị thuốc trên sắc uống, mỗi ngày dùng một thang.
3. Chữa mụn nhọt ghẻ lở: Sử dụng Kim tiền thảo, Xà tiền thảo tươi phân lượng bằng nhau giã nát, cho thêm rượu, vắt lấy phần nước cốt. Sau đó lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào mụn nhọt hoặc vùng da bị tổn thương.
4. Chữa sỏi đường tiểu: Sử dụng Kim tiền thảo 30g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Đào nhân 10g, Thanh bì 10g, Ô dược 19g, Xà tiền tử (bọc vào túi vải) 15 g. Sau đó mang tất cả các vị thuốc đi sắc uống, mỗi ngày một thang.
5. Chữa sạn đường tiểu: Sử dụng Kim tiền thảo 30g – 60g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, Hải kim sau (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g và Xuyên phá thạch 15 g. Mang các vị thuốc này sắc uống, mỗi ngày một thang.
6. Chữa sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Sử dụng Kim tiền thảo 20 g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 15g, Hoàng tinh 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sau đó mang các dược liệu trên đi sắc uống.
7. Chữa sạn mật: Sử dụng Kim tiền thảo 30g, Thục địa 6g đến 10g, Chỉ xác (sao vàng) 10g đến 15g, Hoàng tinh 10g, Xuyên luyện tử 10g đem sắc uống.
8. Chữa bỏng: Để điều trị các vết bỏng, dùng Kim tiền thảo tươi, rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.
9. Chữa trĩ: Sử dụng Kim tiền thảo 50g (nếu dùng tươi thì 100 g) sắc uống. Theo nhiều nghiên cứu thì sau 1 đến 3 tháng thuốc, búi trĩ sẽ hết sưng và đau.
10. Chữa quai bị: Sử dụng Kim tiền thảo tươi rửa sạch, giã nát đắp vào tuyến mang tai bị viêm (quai bị). Sau 12 giờ kể từ lúc đắp thuốc vùng da bệnh sẽ khỏi sưng, đau.
11. Trị tiểu buốt kèm táo bón: Sử dụng Kim tiền thảo 30 g, Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g và Ô dược 10g
Dùng các dược liệu trên sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.
Kim tiền thảo và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
12. Chữa viêm thận, viêm túi mật, viêm gan: Sử dụng Kim tiền thảo 40g, Ngưu tất 20g, Mộc thông 20g và Chút chít 10g. Sau đó mang các vị thuốc trên sắc thành uống, dùng uống mỗi ngày một thang.
13. Chữa tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu: Sử dụng Kim tiền thảo 30 g, Tỳ giải 20g, Hoạt thạch 20g, Đan sâm 9g, Tục đoạn 9g, Thục địa 10g và Xa tiền tử 20g. Sau đó mang các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc thuốc. Mỗi ngày uống một thang.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng Kim tiền thảo
Các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khi dùng cây Kim tiền thảo để trị bệnh, các bạn cần chú ý một số điểm như sau:
- Không nên dùng cho người bị tỳ hư, tiêu chảy.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai
- Một số nghiên cứu cho thấy tính chất dược lý của Kim tiền thảo có thể làm tăng tuần hoàn động mạch vành, hạ áp lực động mạch, giảm nhịp tim và tăng lượng oxy đến tim. Thế nhưng, trong thực tế rất ít khi Kim tiền thảo được sử dụng để chữa các bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Kim tiền thảo. Nếu có nhu cầu sử dụng Kim tiền thảo để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.