Từ lâu y học cổ truyền đã sử dụng cây cẩu tích như là một vị thuốc đông y có nhiều công dụng trong điều trị bệnh.
- Cây bạch quả trong Y học cổ truyền có thể điều trị được nhiều bệnh
- Tác dụng tuyệt vời từ cây an xoa
- Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả
Cây cẩu tích ngoài tự nhiên
Nội dung bài viết
Tìm hiểu cây Cẩu Tích
Tên khoa học của cây cẩu tích là Cibotium barometz L. J. Sm., thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida), Bộ Cu li (Dicksoniales) Họ Cẩu tích (Dicksoniaceae (C.Presl.) Bower.,1908).
Cẩu tích còn được gọi là Cu li, Kim Mao Cẩu Tích, Nhung Nô, Xích Tiết; mọc rải rác ở các vùng miền núi của nước ta. Theo Dược học cổ truyền, Cây cẩu tích là một loài quyết thực vật có thân yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m, bên ngoài cây bao phủ một lớp lông màu vàng. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc, phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm, lá lông chim bậc hai hình dải – ngọn giáo, nhọn chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp.
Bộ phận dùng: Gốc cây và phần lông vàng bao phủ xung quanh.
Cây được thu hái quanh năm, được chặt bỏ toàn bộ cành, lá, đào lấy toàn bộ phần bẹ và những vùng có lông vàng bao phủ quanh cây; đem về rửa sạch, cắt bỏ phần rễ, chỉ lấy phần củ và lông vàng, thái thành miếng phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Tính vị, tác dụng: Trong Y học cổ truyền, Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Khoa học hiện đại chứng minh cẩu tích có tác dụng chống viêm, ức chế viêm cấp tính, gây động dục kiểu oestrogen. Ngoài ra lông cẩu tích còn có tác dụng cầm máu rất tốt, vì lông cu li hút huyết thanh của máu, làm cho máu rất nhanh đông.
Những tác dụng chữa bệnh chính của cây cẩu tích
Theo các bác sĩ y học cổ truyền trường cao đẳng dược Sài Gòn thì Cẩu tích dụng chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới, cầm máu, làm cứng gân xương (nhất là ở người cao tuổi).
Phần lông vàng bao phủ xung quanh cây Cẩu tích
Bài thuốc điều trị bệnh có cây cẩu tích
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian và y học cổ truyền chữa bệnh từ cây cẩu tích:
– Điều trị phong tê thấp
- Nguyên liệu: Cẩu tích 15g, Tục đoạn 10g, Cốt toái bổ 15g, Đương quy 10g, Xuyên khung 5g, Bạch chỉ 5g.
- Cách làm: Đem các vị này sắc với 1 lít nước đến khi còn 500ml.
- Cách dùng: uống trong ngày.
– Chữa chân tay tê bại không muốn cử động
- Nguyên liệu: Cẩu tích 20g, Ngưu tất 8g, Mộc qua 12g, Tang chi 8g, Tùng tiết 4g, Tục đoan 8g, Đỗ trọng 8g, Tần giao 12g, Quế chi 4g.
- Cách làm: Đếm các thứ trên sắc với 600ml nước, để còn 250ml
- Cách dùng: Uống trong ngày, chia 2 lần.
– Tăng cường sức khỏe, mạnh gân xương, điều trị các bệnh về xương, khớp
- Bài thuốc ngâm rượu có vị cẩu tích theo kinh nghiệm dân gian.
- Nguyên liệu: Cẩu tích 100g; Rắn 1bộ (gồm 1 con hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo); Thiên niên kiện 100g; Huyết giác 100g; Ngũ gia bì 100g; Hà thủ ô đỏ 100g; Kê huyết đằng 200g; Trần bì 30g tiêu hồi 20g; Rượu trắng loại 40 độ 10 lít.
- Cách làm: Ngâm các thứ trên trong 3 tháng là được.
- Cách dùng: Người lớn trên 30 tuổi mới dùng được, mỗi ngày uống 1 ly khoảng 30ml trước khi đi ngủ.
– Chữa đau nhức khớp xương, tay chân bại liệt co quắp
- Nguyên liệu: Dùng Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g.
- Cách làm: Sắc với nước.
- Cách dùng: Uống trong ngày
– Điều trị thận hư, tiểu đêm, di mộng tinh
- Nguyên liệu: Cẩu tích 15g, Thục địa 10g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng 10g, Kim anh 10g.
- Cách làm: Đem các vị này sắc với 700ml nước đến khi còn 400ml.
- Cách dùng: Uống trong ngày.
– Chữa sống lưng đau mỏi, đái nhiều, vãi đái
- Nguyên liệu: Cẩu tích 15g, Thục địa 12g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng (sao) 8g, Kim anh 8g.
- Cách làm: Sắc với nước.
- Cách dùng: Uống trong ngày