Nội dung bài viết
Thì là không quá xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng tác dụng của nó trong đông y thì không phải ai cũng nắm được.
Thì là còn có tên gọi khác là thìa là
Tìm hiểu về thì là
Thì là là loại thực vật thân thảo có chiều cao trung bình từ khoảng 60 đến 90cm. Phần thân nhẵn hoặc có khía rãnh chạy dọc, rễ trụ. Lá có bẹ phát triển lớn, xẻ lông chim 3 lần. Các lá ở ngọn thường tiêu giảm và không có cuốn. Hoa thường mọc ở các cành, thân cũng như ngọn và mọc thành tán kép, thường khoảng 5 đến 15 tán nhỏ.
Đây là loại rau gia vị có nguồn gốc xuất xứ ở các nước ven biển Địa Trung Hải. Lá, thân, rễ củ và hạt của rau thì là đều được sử dụng để làm thuốc cũng như dùng trong chế biến thực phẩm, với bộ phận được dùng làm thuốc phổ biến nhất là hạt.
Thì là là vị thuốc có tính ấm, vị hơi đắng, cay và mùi thơm hắc. Theo y sĩ Y học cổ truyền, trong Đông y, thì là có tác dụng tiêu trướng, mạnh tỳ, bổ thận, điều hòa khí âm dương, quân bình, chỉ thống, lợi sữa cũng như kích thích tiêu hóa.
Phần lá được dùng để trị đau bụng, tiêu hóa kém, đau răng, rối loạn đường tiết niệu do sỏi thận, viêm bàng quang và viêm thận. Phần quả thường được dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng kinh, xơ vữa động mạch, huyết áp cao.
Một số bài thuốc dân gian từ thì là
Trị chứng sỏi bàng quang, viêm thận và sỏi thận: Giã nhỏ 5g hạt thì là, sau đó đem sắc lấy nước. Chia thành 5 đến 6 lần dùng uống trong ngày.
Chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao dẫn đến khó ngủ, đau đầu: Chuẩn bị 5g hạt giã nhỏ rồi sắc uống. Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Trị viêm phế quản, cảm lạnh và cảm cúm: Đem 60g hạt thì là hãm với nước sôi, lọc bã và hòa với mật ong. Chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.
Hạt thì là thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y
Trị trứng rối loạn kinh nguyệt
Nguyên liệu: Lá thì là tươi và rau mùi tây
Cách dùng: Đem nguyên liệu đi ngâm rửa cho sạch rồi để ráo. Tiếp đến, giã thì là lấy khoảng 60ml dịch chiết. Sau đó giã và vắt rau mùi tây lấy khoảng một muỗng nước ép. Trộn đều cả 2 và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Trị mụn nhọt sưng đau: Dùng lá thìa là tuơi, rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Nếu như nhọt đã vỡ mủ, nên dùng kết hợp với một ít bột nghệ rồi thoa lên để giảm đau và làm liền sẹo.
Giảm đau và sưng khớp
Nguyên liệu: Một ít lá thía là và dầu vừng
Cách dùng: Đun lá thìa là trong dầu vừng, sau đó để nguội và lọc lấy dầu. khi dùng, sử dụng một ít dầu thoa lên vùng khớp sưng nóng sẽ giúp giảm đau và sưng.
Một số lưu ý
Trong thì là có chứa lượng lớn các chất kích thích tử cung, vì thế phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều. Bên cạnh đó, tránh sử dụng đồng thời loại rau này với các loạt thuốc như: thuốc tránh thai chứa estrogen, Tamoxifen, viên uống chứa estrogen, Ciprofloxacin, thuốc chống co giật,…
Các bài thuốc dân gian trên đây cũng chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn