Nội dung bài viết
Nhiều người vẫn thường sử dụng quế làm gia vị trong các món ăn hàng ngày nhưng ít người biết rằng đây còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.
- Cây bạch quả trong Y học cổ truyền có thể điều trị được nhiều bệnh
- Tác dụng tuyệt vời từ cây an xoa
- Bật mí tác dụng chữa bệnh từ bạch quả
Đặc điểm của cây quế
Đặc điểm của cây quế
Quế từ lâu đã được đưa vào khai thác và sử dụng, quế được dùng làm gia vị do có tác dụng kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hoá. Theo nguồn Dược học cổ truyền, quế có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hoả suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá kém, đầy bụng.
Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Nees et Bl., Họ Long não – Lauraceae, bên ngoài là cấy thân gỗ cao 10-20m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc sole có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của quế, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc và ở VN. Theo những nghiên cứu mới nhất, loài C. cassia là loài quế nguyên sản của VN được trồng phổ biến từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam của miền Trung. Các địa phương trồng quế với diện tích lớn là: Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh. Loài quế VN cũng được trồng ở các tỉnh miền Nam TQ và cho chất lượng tốt hơn quế địa phương.
Quế được gieo bằng hạt, gieo hạt trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,6-0,7m thì bứng đem trồng. Sau 10 năm có thể thu hoạch vỏ. Thu hoạch vào 2 vụ tháng 4-5 và 9-10 khi cây có nhiều nhựa, dễ bóc.
Tác dụng dược lý và công dụng của cây quế
Tác dụng dược lý và công dụng của cây quế
Quế là vị dược liệu quý dùng cả trong Tây y và Đông y và được bào chế thành nhiều món ăn bài thuốc. Quế có tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Theo nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hóa. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu mùi. Ngoài ra, quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hoá, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát của nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối.
Trong Đông y xếp quế vào vị thuốc bổ. có vị ngọt cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5 kinh: Tâm, phế, thận, can, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hoả suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá kém, đầy bụng. Trong Đông y còn dùng quế chi để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân tay đau buốt.
Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, kích thích hệ thống thần kinh làm dễ thở và tuần hoàn lưu thông, kích thích nhu động ruột, được dùng phối hợp với các vị thuốc dưới dạng rượu thuốc, cồn ngọt và dạng dầu cao xoa.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn