Theo Dược học cổ truyền thì hải sâm có tính ôn, vị mặn, có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, cầm máu tiêu viêm, trấn tĩnh tim… và nhiều công dụng giúp tăng cường khả năng yêu.
- Món ăn bài thuốc giúp quý ông lấy lại phong độ
- Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương từ sầu riêng
- Món ăn bài thuốc bổ huyết, thanh nhiệt từ ba ba
Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ hải sâm:
Trị liệt dương: Hải sâm 20g, thịt dê (chó) 100g. Hành, gừng, muối đủ dùng. Ngâm hải sâm làm sạch, thái mỏng, thịt dê thái miếng, cho vào nồi nấu với hải sâm làm canh, nêm gừng, hành, mắm, muối để ăn.
Trị di tinh: Hải sâm 50g, cật dê 1 đôi, kỷ tử 10g, đương quy 12g. Cho nguyên liệu trên vào nồi nấu chung cùng với 1 ít nước cho nhừ để ăn, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền 7 ngày.
Trị thần kinh suy nhược: Hải sâm 30g, gạo tẻ 100g. Hải sâm ngâm rửa sạch, thái lát, cho vào nồi nấu cháo với gạo tẻ để ăn.
Trị tăng huyết áp: Hải sâm 50g, đường phèn 30g. Hải sâm ngâm nước, rửa sạch, cho vào nồi cùng với đường phèn, nước nấu nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Trị xơ cứng động mạch: Hải sâm 25g, ngân nhĩ 15g, đường phèn 30g. Cho hải sâm và ngân nhĩ vào nồi nước nấu nhừ rồi cho đường phèn vào đun tan đường để ăn.
Chú ý:
– Cách làm hải sâm khá công phu nếu không sẽ có mùi vị khó chịu. Trước hết, ngâm hải sâm vào nước nóng pha muối, sau đó rửa hải sâm bằng nước lạnh, sau đó ngâm lại nước nóng, rửa bằng nước lạnh, cứ thế ngâm rửa 4 lần, đến lần thứ 4 mới moi ruột hải sâm và màng trong bụng rửa sạch rồi mới chế biến.
– Hải sâm khô ngâm nước, độ trương của nó gấp 8 lần lúc còn khô, làm hải sâm khô càng phải ngâm nhiều, đầu tiên ngâm qua nước lạnh, sau đó ngâm nước sôi 12 tiếng, sau đó lại thay nước đun sôi ngâm tiếp cho đến khi con hải sâm mềm thì lấy ra moi nội tạng và bùn cát trong bụng hải sâm, rửa sạch luộc nước sôi lần cuối rồi mới chế biến.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn