Hà thủ ô đỏ: Dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh từ thiên nhiên

Hà thủ ô đỏ là cây dây leo quý, nổi tiếng với khả năng làm đen tóc và được chế biến để tăng tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, nhuận tràng. Theo Đông y, nó có vị đắng, ngọt, chát, tính ấm và được dùng trị nhiều chứng như tóc bạc sớm, thiếu máu, táo bón.

Một số đặc điểm của cây Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ, dược liệu này còn được biết đến trong dân gian như Dạ gia đằng, Dạ hợp, Thủ ô có tên khoa học của cây Hà thủ ô đỏ là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây thuộc nhóm cây dây leo, có khả năng sống lâu năm. Thân cây mềm, có đặc điểm quấn vào các cây khác hoặc vật tựa, mọc xoắn vào nhau. Bề mặt thân nhẵn, có màu xanh tía đặc trưng, dễ nhận diện bởi các đường vân dọc thân. Phần quan trọng nhất về mặt dược liệu chính là rễ, phát triển phình to thành củ dưới lòng đất.

Cây Hà thủ ô đỏ vốn mọc tự nhiên tại các vùng núi phía Bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, và Lào Cai. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng tăng cao, cây Hà thủ ô đỏ đã được nhân giống và trồng ở nhiều khu vực phía Nam, cho thấy khả năng thích nghi tốt ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, và Bình Định.

Công dụng chữa bệnh đa dạng của hà thủ ô đỏ

Các nghiên cứu Y học cổ truyền và hiện đại đã chứng minh được nhiều công dụng chữa bệnh của cay Hà thủ ô đỏ như là:

Đối với liều dùng từ 12 – 60 gram

– Can thận âm hư, huyết hư.

– Đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

– Đau lưng mỏi gối.

– Ù tai, điếc tai.

– Râu tóc bạc sớm.

– Di tinh, huyết trắng.

– Táo bón.

– Hội chứng lỵ mãn tính.

– Trĩ xuất huyết.

– Sốt rét.

– Lao hạch.

– Bệnh mạch vành.

– Cao huyết áp.

– Mỡ máu cao.  

– Xơ vữa động mạch.  

Tác dụng bổ huyết, nhuận tràng (liều dùng thường 12 – 30 gram).

Các tác dụng nổi bật khác:

Bổ thần kinh: Chứa lexitin, có tác dụng cường tim ếch cô lập.

– Tăng cường tạo máu: Giúp tạo hồng cầu tốt hơn.

– Hỗ trợ phụ nữ: Trị khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều.

– Cải thiện tình trạng thiếu máu: Hữu ích cho người da xanh, thiếu máu, gầy còm.

– Kháng khuẩn: Nước sắc Hà thủ ô đỏ có khả năng ức chế trực khuẩn lao.

Hạ cholesterol và chống oxy hóa: Dịch chiết cồn của Hà thủ ô đỏ đã được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol ở chuột và khả năng chống oxy hóa.

Những bài thuốc sử dụng Hà thủ ô đỏ

– Trị buồn bực, mất ngủ, mộng mị: Hà thủ ô đỏ 12g, Đan sâm 12g, Trân châu 60g (sắc uống).

– Bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, mất ngủ, râu tóc bạc sớm: Hà thủ ô chế 12g, Bắc sa sâm 12g, Quy bản 12g, Long cốt 12g, Bạch thược 12g (sắc uống).

– Thất bảo mỹ nhiệm đơn – ích thận, cố tinh, trị gan thận yếu, đau lưng mỏi gối, khí hư, di tinh: Hà thủ ô chế 20g, Bạch linh 12g, Ngưu tất 12g, Đương quy 12g, Thỏ ty tử 12g, Phá cố chỉ 12g (tán bột, luyện mật làm hoàn, uống 12g/lần, 2 lần/ngày với nước muối nhạt).  

– Hà thủ ô hợp tễ – thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, tê cứng chân tay: Hà thủ ô chế 12g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g, Bạch thược 12g, Hạn liên thảo 12g, Sa uyển tật lê 12g, Hy thiêm thảo 12g, Tang ký sinh 12g, Ngưu tất 12g (sắc uống).

– Trị sốt rét lâu ngày hại chân âm:

  •  Hà thủ ô sống 60g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g (sắc, phơi sương 1 đêm, hâm lại uống).
  •  Hà nhân ẩm: Hà thủ ô chế 16g, Đảng sâm 12g, Đương quy 12g, Trần bì 12g, Gừng lùi 12g (sắc uống).

– Nhuận tràng, thông tiện, trị huyết hư, táo bón, tinh trùng yếu: Hà thủ ô tươi 30-60g (sắc uống).

– Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi: Phối hợp Hà thủ ô đỏ với Tang ký sinh, Nữ trinh tử.

Lưu ý khi sử dụng

Tuy mang nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích nhưng các thầy thuốc Đông y cũng có một số những lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô đỏ như là:

Lưu ý về Hà thủ ô trắng: Ở Việt Nam còn sử dụng rễ cây Hà thủ ô trắng (dây sữa bò) với kinh nghiệm dân gian là bổ máu, trị cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, nhưng cần thận trọng tránh nhầm lẫn với các cây độc như dây càng cua và cây Mác chim.

– Lưu ý về đối tượng sử dụng: Cần thận trọng và tốt nhất nên kiêng kỵ sử dụng Hà thủ ô đỏ đối với người có các tình trạng như đàm thấp, tỳ hư, và thường xuyên bị đại tiện lỏng.