Bệnh hen phế quản theo Dược học cổ truyền được coi là thuộc phạm vi của chứng háo suyển, đàm ẩm, là một bệnh xảy ra ở người có tình trạng dị ứng.
- Dược học cổ truyền bài thuốc điều trị và cách phòng bệnh tăng huyết áp
- Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị ong đốt
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM
Nguyên nhân gây ra bệnh do cảm phải ngoại tà, ăn uống, tình chí thất thường, làm việc quá sức … về tạng phủ do sự thay đổi về hoạt động của tạng phế và thận vì phế khí tuyên giáng và thận nạp khí, nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây các chứng khó thở, tức ngực.v.v… bệnh có liên quan mật thiết với đàm, đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không túc giáng thông điều thủy đạo, trên lâm sàng thấy các hiện tượng đờm nhiều, khó thở, ngực đầy tức .v.v…
– Bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Vì vậy khi chữa bệnh phải phân biệt tiêu bản, hoãn cấp mà xử trí: khi lên cơn phải dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc đông y thuốc cắt hen hiện đại để hết cơn, khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là Tỳ, Phế, Thận để đề phòng tái phát.
Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị hen phế quản khi đang có cơn hen
Cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, ngực đầy tức, tiếng rên rít, rên ngáy, có khi không nằm được, sắc mặt xanh nhạt, ra mồi hôi. Khi đó việc điều trị hen được chia làm hai thể: Hen hàn và hen nhiệt.
Hen hàn:
– Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi đạm , rêu mỏng trắng, mạch huyền tế, khó thở.
– Phương pháp chữa: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyển (trừ đàm lợi khiếu hoạt đàm lợi khí).
Bài thuốc Y học cổ truyền:
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ
Bài1: Hạt củ cải sao vàng 40g, Hạt bồ kết sao 20g, Tán bột làm viên, mỗi ngày dùng 8-10g chia làm hai lần uống.
Bài 2: Xạ can ma hoàng thang gia giảm: Xạ can 6g, Khoản đông hoa 12g, Ma hoàng 10g, Ngũ vị tử 8g, Gừng sống 4g, Bán hạ chế 8g, Tế tân 12g, Đại táo 12g, Tử uyển 12g, Sắc uống ngày một thang
Bài 3: Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, Hậu phác 8g, Quất bì 8g, Quế chi 8g, Bán hạ chế 8g, Ngãi cứu 12g, Đương quy 10g, Gừng 4g, Tiền hồ 10g, Đại táo 12g.
Bài 4: Tiểu thanh long thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Gừng khô 4g, Quế chi 6g, Tế tân 4g, Bán hạ chế 12g, Ngũ vị tư 6g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g.
Nếu đờm nhiều gây khó thở, rêu lưỡi dày dính bỏ Ngũ vị tử, cam thảo, thêm hậu phát 6g, hạt cải sao 6g, hạt tía tô 12g. Ho nhiều bỏ quế chi thêm tử uyển, khoản đông hoa, bạch tiền mỗi thứ 12g.
Bài 5: Lãnh háo hoàn thang: Ma hoàng 10g, Bạch truật 12g, Hạnh nhân 10g, Bán hạ chế 6g, Tế tân 6g, Hắc phụ tử 12g, Cam thảo 4g, Xuyên tiêu 8g, Thần khúc 12g, Gừng sống 6g, Tử uyển 12g, Tạo giác 2g, Bạch phàn 0,2g, Khoản đông hoa 12g
Sắc uống ngày một thang, nếu làm thuốc hoàn thì liều lượng Bạch phàn 6g, Tạo giác 12g mỗi ngày uống 12-20g chia làm hai lần.
Hen nhiệt:
– Triệu chứng:
Người bức rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác .
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt tuyên phế, hóa đàm bình suyễn.
Bài thuốc Y học cổ truyền:
Bài 1: Thiên môn 12g, Ô mai 12g, Mạch môn 12g, Bán hạ chế 8g, Tang bạch bì 12g, Trần bì 6g, Bách bộ 12g, Thạch cao 12g, Tiền hồ 12g. Sắc uống ngày một thang
Bài 2: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm:
Ma hoàng 8g, Xạ can 10g, Thạch cao 20g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 4g, Tô tử 8g,
Đại táo 12g, Đình lịch tử 8g, Bán hạ chế 6g.
Bài 3: Định suyễn thang gia giảm: Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán hạ chế 8g, Hoàng cầm 12g.
Nếu đờm nhiều thêm Xạ can, Đình lịch tử mỗi thứ 8-12g, nếu ho đờm vàng thêm Ngư tinh thảo 40g, nếu sốt cao thêm thạch cao 40g