Dược học cổ truyền gọi khổ qua là mướp đắng có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy tức…
- Dược học cổ truyền bài thuốc trị quai bị
- Dược học cổ truyền bài thuốc lợi tiểu chỉ huyết từ sơn chi tử
Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian có dùng vị khổ qua chữa bệnh
Chữa ho, miệng khát, phiền nhiệt: Mướp đắng 1-2 quả băm nhỏ, nấu với 400ml nước còn 100ml nước, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa rôm sảy: Mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da.
Kiêng kỵ: Mướp đắng tính hàn, vì thế người có tỳ vị suy yếu không nên dùng, ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng.
Chữa tiểu đường: Quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Uống sau bữa ăn.
Chữa chốc đầu: Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày.
Thuốc thanh nhiệt, kiện tỳ, mát gan: Quả mướp đắng ăn sống hoặc nhồi thịt băm đem hấp chín, ăn nóng.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn