Trong Dược học cổ truyền tam thất là một vị thuốc quý vị đắng hơi ngọt có tính âm thuộc nhóm hoạt huyết hóa ứ. Tam thất có tác dụng hành ứ, chỉ huyết, tiêu thũng chữa chứng bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu…
- Dược học cổ truyền bài thuốc chữa đau xương từ hoa lan tiêu
- Dược học cổ truyền bài thuốc giải cảm hạ sốt từ rau tần
Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa bệnh từ tam thất
– Thống kinh (đau bụng khi hành kinh): Tam thất 20g hòa với nước ấm hoặc cháo loãng uống 10 ngày trước kỳ kinh. Tam thất có tác dụng hoạt huyết, chỉ đau.
– Người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: Tim lợn 1 quả, tam thất 30g, long nhãn 16g, đương quy 6g, đảng sâm 16g, hạt sen 20g. Hấp cách thủy 30 phút.
– Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột tam thất hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
– Người bị ung thư, ngoài các thuốc đặc trị có thể dùng thêm tam thất sống (chưa sao) hỗ trợ điều trị: Tam thất rửa sạch, thái lát. Các món ăn cho vài lát tam thất nấu cùng. Ngày ăn 30 – 40g tam thất.
– Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
– Phụ nữ sau sinh có thể dùng gà ác hấp tam thất: Gà ác 1 con, tam thất thái lát 30g, đương quy 08g, kỷ tự 16g, đại táo 20g. Các vị thuốc nhồi vào bụng gà, hầm cách thủy 2 tiếng. Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ, hồi phục nhanh sức khoẻ.
Các món ăn trên thích hợp với những người yếu mệt sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau khi sinh mất máu, những người mắc bệnh tim.
Nguồn: Tài liệu tham khảo