Nội dung bài viết
Chùm ngây hay còn được gọi với tên gọi khác là Ba đậu dại, đây là một loại thảo dược trị bệnh được áp dụng vào nhiều bài thuốc vô cùng hữu dụng.
- Bật mí công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Bạc hà
- Bật mí công dụng chữa bệnh hữu ích từ cây Húng Chanh
- Bật mí công dụng trị bệnh từ thảo dược Trinh nữ hoàng cung
Chia sẻ bài thuốc trị bệnh từ cây Chùm ngây
Thông tin sơ lược về cây Chùm Ngây
Chùm ngây là một loại cây thân gỗ nhỏ có tên khoa học là Moringa oleifera. Khi cây phát triển được 1 tuổi, nếu không cắt ngọn, cây cao khoảng 5m đến 6m với đường kính 10cm. Còn ở độ tuổi trưởng thành (3 – 4 tuổi) cây có chiều cao trung bình từ 5m đến 10m.
Vỏ cây có màu xám trắng dày và có các khe rãnh. Khi bị thương, vỏ sẽ tiết ra chất gôm và dưới tác động của môi trường chúng sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Thân cây không có gai. Lá cây thuộc dạng lá kép, mọc so le nhau, có chiều dài 30cm đến 60 cm và lá có màu xanh mốc. Đối với lá chét, chúng dài 12mm đến 20 mm, thường mọc đối nhau có khoảng 6 đến 9 đôi. Hoa chùm ngây có màu trắng, mọc thành cụm trông giống hoa đậu và thường nở rộ vào tháng 4 đến tháng 6. Quả cây chùm ngây có màu nâu, có thiết diện tam giác và mọc thõng xuống. Mỗi quả dài 30cm đến 50cm và rộng 1,5cm đến 2,5 cm, chứa ít nhất 20 hạt. Thông thường, hạt có màu nâu tối hoặc sáng, có 3 cạnh, dạng màng và có cánh màu trắng với chiều dài 1,5cm đến 2,5cm và có đường kính 1 đến 1,4 cm.
Chùm ngây xuất hiện chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Phan Thiết và Kiêng Giang (Phú Quốc).
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhận định, mỗi bộ phận của Chùm ngây đều chứa các thành phần hóa học khác nhau cụ thể như:
- Vỏ cây chùm ngây: Bao gồm các thành phần hóa học như chất gôm (acidýglucuronic, galactose và arabinose và), -sitosterol và benzylanin.
- Rễ cây chùm ngây: Chứa hoạt chất glucosinolate như 4 (-L-rhamnosyloxy)-benzyl glucosinolate).
- Toàn thân: Chứa thành phần hóa học chính là pterygospermin.
- Hoa chùm cây: Polysaccharid là thành phần hóa học chính được tìm thấy trong hoa cây chùm ngoài.
- Lá chùm ngây: Chứa các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic (gallic acid, kaempferol, kaempferol 3–O––rhamnoside, rutin, syringic acid và quercetin 3–O– –glucoside). Ngoài ra, lá cây còn chứa các thành phần như chất gôm và 2 alcaloid bao gồm moringinin và moringi.
- Hạt chùm ngây: Chứa các hoạt chất như glucosinolate và peptid
Chùm ngây phân bố nhiều ở nước ta
Chùm ngây và một số bài thuốc trị bệnh
Công dụng ngừa thai
Bài thuốc dựa theo kinh nghiệm của dân tộc Raglay. Chị em sử dụng 150g rễ cây chùm ngây tươi, rửa sạch và băm nhỏ. Đun chung với 2lít nước cho đến khi cạn còn nửa lít. Chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Liệu trình điều trị cứ cách 5 ngày sắc uống 1 lần.
Trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Dùng 100g rễ chùm ngây tươi kết hợp với 80g lá cây trinh nữ hoàng cung đem nấu với 2 lít nước. Sau khi nước cạn còn nửa lít, chia ra làm 3 và uống trong ngày. Hoặc cũng có thể dùng 30g rễ cây chùm ngây khô nấu trộn với 20g lá cây trinh nữ hoàng cung khô. Lượng nước và cách nấu tương tự như nấu rễ chùm ngây tươi.
Công dụng diệt vi khuẩn gây hại cho đường ruột
Sử dụng phần hạt già của hai trái chùm ngây tươi đem giã nát rồi khuấy đều với 3 lít nước trong 5 phút. Sau đó, chờ khoảng 2 tiếng, nước sẽ trong lại và có thể dùng. Việc sử dụng bài thuốc này giúp giảm thiểu triệu chứng đau bụng hoặc tiêu chảy do sử dụng nguồn nước bẩn.
Trị suy nhược cơ thể, ổn định huyết áp và bảo vệ gan
Hái 150g lá cây chùm ngây non, rửa sạch và giã nát. Sau đó, thêm 300ml nước sạch vào rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đó, cho thêm 2 muỗng canh mật ong, khuấy đều và chia làm 3, uống trong ngày.
Chữa tăng lipid máu, tăng cholesterol và tăng triglycerit. Đồng thời, làm giảm acid uric trong máu và ngăn ngừa hình thành sỏi oxalat
Sử dụng 300 g rễ chùm ngây tươi hoặc 30 g rễ khô đem rửa sạch và nấu với 1 lít nước. Sau khi thuốc sôi khoảng 15 phút, tắt bếp, lọc lấy nước và uống trong ngày.
Chùm ngây và một số bài thuốc trị bệnh
Những điều cần chú ý khi sử dụng cây Chùm ngây
Theo chia sẻ của các dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, Cây chùm ngây nếu tiêu thụ với liều lượng lớn có thể gây tác dụng phụ như:
- Tổn thương thận và gan
- Tiêu chảy nhẹ
- Tê liệt
Ngoài ra, nếu sử dụng chùm ngây từ 5 đến 7 ngày có thể gây sảy thai, thậm chí vô sinh. Đây là tác hại nguy hiểm của cây thuốc này. Chính vì thế, các chị em mang thai đặc biệt lưu ý, không sử dụng loại thảo dược này.
Bài viết về cây chùm ngây này với hình thức tham khảo thêm về những kiến thức Y dược bổ ích. Nếu có nhu cầu sử dụng để trị bệnh, các bạn nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để có những kết quả tốt cũng như tránh những tình trạng không muốn xảy ra.