Tiêu chảy cấp là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ em. Tiêu chảy cấp có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước và các biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hiểu rõ về tiêu chảy cấp ở trẻ
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Thường khởi phát nhanh và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Tiêu chảy có thể gây mất nước nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Các nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là:
– Nhiễm trùng:
– Ngộ độc thực phẩm:
– Dị ứng và không dung nạp thực phẩm:
– Thay đổi chế độ ăn uống:
– Tác dụng phụ của thuốc
Các nguyên nhân khác có thể do viêm ruột thừa giai đoạn sớm, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng (ít gặp ở trẻ nhỏ).
Cách nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ
– Thay đổi về số lần và tính chất phân:
+ Đi ngoài nhiều lần hơn bình thường (từ 3 lần trở lên trong 24 giờ).
+ Phân lỏng hoặc tóe nước hoàn toàn.
+ Phân có màu sắc bất thường (xanh, vàng, trắng nhạt).
+ Phân có thể lẫn chất nhầy, bọt hoặc thậm chí máu.
+ Thay đổi về mùi phân (tanh, chua).
– Mất nước:
+ Mức độ nhẹ: Khát nước, tiểu ít, tiểu sẫm màu.
+ Mức độ trung bình: Môi và lưỡi khô, mắt trũng, da khô và giảm độ đàn hồi (khi véo nhẹ da bụng, da trở lại trạng thái ban đầu chậm hơn bình thường), quấy khóc, kích thích.
+ Mức độ nặng: Khát hoặc không uống được, mắt trũng sâu, thóp lõm (ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), da nhăn nheo, lạnh, mạch nhanh, thở nhanh, li bì, lơ mơ, thậm chí hôn mê.
– Các triệu chứng đi kèm thường gặp là sốt, nôn, đau bụng, bỏ ăn hoặc bú kém, quấy khóc, bứt rứt.
Các phương pháp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc chăm sóc đúng cách tại nhà là cần thiết để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng. Các chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý ba mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Đánh giá và theo dõi tình trạng của trẻ như tần suất và tính chất đi ngoài, dấu hiệu mất nước, đo nhiệt độ thường xuyên, theo dõi tình trạng ăn uống và mức độ tỉnh táo của trẻ.
– Bù nước và điện giải như dung dịch Oresol (ORS): Pha đúng theo hướng dẫn và cho trẻ uống từ từ từng ngụm nhỏ sau mỗi lần đi ngoài. Các dung dịch bù nước khác có thể là nước lọc, nước cháo muối loãng, nước dừa (cho trẻ lớn hơn). Đối với trẻ còn bú mẹ cần tăng cường số lần bú và thời gian bú.
– Tránh kiêng ăn uống quá mức, vì điều này có thể làm chậm quá trình phục hồi, Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo trắng, súp, cơm nhão, bánh mì, chuối, táo nghiền. Tránh các thực phẩm khó tiêu như các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt có ga, sữa tươi (tạm thời ở một số trẻ không dung nạp lactose thứ phát).
– Rửa tay sạch sẽ cho cả trẻ và người chăm sóc trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh sạch sẽ khu vực vệ sinh và xử lý phân của trẻ đúng cách và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thoáng khí.
Các trường hợp cần đưa trẻ đến bác sĩ gấp?
Mặc dù việc chăm sóc tại nhà có thể hiệu quả trong nhiều trường hợp tiêu chảy cấp, nhưng cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức khi có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
– Có dấu hiệu mất nước nặng.
– Trẻ li bì, khó đánh thức, hoặc co giật.
– Sốt cao trên 39°C và không hạ sau khi dùng thuốc hạ sốt.
– Tiêu chảy ra máu hoặc phân có màu đen.
– Nôn nhiều, không ăn uống được.
– Đau bụng dữ dội.
– Tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy.
– Trẻ có các bệnh nền mạn tính.
Các các bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và chăm sóc tại nhà để đảm bảo trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh các biến chứng không mong muốn.