Nội dung bài viết
Bướm bạc hay còn được gọi với tên khác là Bứa chùa hay bươm bướm. Trong đông y, bướm bạc được xem là một loại Dược học cổ truyền được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh.
- Những tác dụng kỳ diệu của lá đu đủ mà nhiều người không biết
- Dược học cổ truyền tư vấn bài thuốc chữa cảm lạnh từ mật ong
- Bật mí công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Mạch môn
Bướm bạc là loại cây nhỏ thường mọc hoang
Bướm bạc và một số thông tin nhận biết
Bướm bạc là loại cây thuộc họ Cà phê – Rubiaceae, Cây nhỏ mọc trườn 1m -2 m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Bướm bạc thường ra hoa vào mùa hè, hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính.
Theo tìm hiểu của các giảng Truong Cao dang Duoc Sai Gon tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết cây bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có công dụng giải biểu, thanh nhiệt, lương huyết, khai uất, hòa lý, tiêu viêm.
Đơn thuốc trị bệnh áp dụng với Bướm bạc
Bướm bạc được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích
- Trị phù, giảm niệu do viêm thận: Dùng thân bướm bạc 30 g (hoặc cành lá 40 g), dây kim ngân tươi 20g, mã đề 30 g; sắc lấy nước uống.
- Giảm niệu Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60 g, Mã đề 30g sắc lấy nước uống.
- Chữa sổ mũi, say nắng Thân Bướm bạc 12 g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
- Thông thường, uống hết thang thứ hai thì tỉnh, ba thang thì hết sốt, ăn uống được. Sưng amiđan, ho, sốt: Dùng bướm bạc 30 g, huyền sâm 20 g, rễ bọ mẩy 10g; sắc lấy nước uống.
- Trị sốt mùa hè đến giai đoạn hôn mê, khô khát, táo bón, đái sẻn, tân dịch khô kiệt: Dùng rễ bướm bạc 60g, hành tăm 20g (đều sao vàng); sắc uống 1 thang thì đại tiểu tiện thông lợi, sốt lui, nuốt được.
- Phòng ngừa say nắng Dùng Bướm bạc 60g -90 g, nấu nước uống như trà.
- Trị phong thấp khớp xương đau nhức: Rễ bướm bạc 10g -20 g; sắc lấy nước uống. Hoặc dùng cành và rễ bướm bạc 30g, cốt toái bổ 30g, thổ phục linh 30 g, thiên niên kiện 30g, bạch chỉ 20g; sắc lấy chỉ uống; đồng thời dùng lá tươi giã đắp nơi sưng đau.
- Trị viêm lở da: Lá bướm bạc tươi, lá mướp tươi; giã đắp.
- Trị khí hư bạch đới: Rễ bướm bạc 10g -20 g; sắc lấy nước uống.
Trên đây là một số thông tin hữu ích và những đơn thuốc chữa bệnh hay do các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích mà cây Bướm bạc mang lại cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức y học bổ ích có thể vận dụng khi cần thiết.