Nội dung bài viết
Chi tử là quả đã phơi hoặc sấy khô của cây dành dành, thường được dùng để chữa các chứng như cảm sốt, thổ huyết và ho ra máu.
Cây dành dành được trồng để làm cảnh và mọc hoang ở nhiều nơi
Tổng quan dược liệu chi tử
Dành dành là loại cây nhỏ, thân nhẵn. Lá cây mọc đối xứng hoặc mọc vòng 3, phiến lá có hình bầu dục dài hoặc hình thuôn trái xoan, gân lá mảng và nổi rõ. Hoa dành dành có màu trắng, mùi rất thơm, mọc đơn độc ở đầu cành. Quả có 6-7 cạnh dọc, hình thuôn bầu dục chứa nhiều hạt dẹt bên trong.
Theo thầy Trung – GV YHCT Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, chi tử là vị thuốc có tính hàn, vị đắng và không có độc, quy vào kinh Vị, Can, Tâm, Phế, công dụng: thanh nhiệt ở thượng tiêu, lợi thấp, thanh uất nhiệt ở phần huyết, lương huyết, giải độc, minh mục, tiêu khát, thông tiêu, sát trùng. Dùng để trị mất ngủ, tiêu không thông, uất hỏa trong bỉ phổi, đau tim, ngộ độc Ngọc chi hoa, trúng độc,…
Một số bài thuốc dân gian từ chi tử
Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, bứt rứt, nôn mửa và khó ngủ
Nguyên liệu
Chi tử: 14 trái
Hương xị: 4 chén
Cách dùng: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Trị chứng tiểu tiện không thông
Nguyên liệu
Chi tử: 14 quả
Tỏi (loại 1 tép): 1 củ
Muối: 1 ít
Cách dùng: Các dược liệu đem giã nát, sau đó đem dán vào bọng đái và chỗ rốn một lúc sẽ thông được đường tiểu.
Trị chứng đại tiện ra máu
Nguyên liệu: Một ít chi tử
Cách dùng: Đem sao cháy, sau đó dùng 1 muống uống với nước.
Trị chứng mắt đỏ kèm táo bón
Nguyên liệu
Nguyên liệu: 7 trái chi tử
Cách dùng: Đem dùi lỗ, nướng chín và sắc với 1 thăng nước lấy nửa thăng. Bỏ bã, thêm 12g bột đại hoàng vào và dùng nóng.
Chi tử thường được dùng để chữa thổ huyết và ho ra máu
Trị thường hàn thấp nhiệt gây đầy trướng bụng, vàng úa
Nguyên liệu
Chi tử: 14 trái
Nhân trần: 240g
Đại hoàng: 120g
Cách dùng: Đem nhân trần sắc với 1 đấu nước đến khi còn lại 6 phần thì mới cho chi tử và đại hoàng vào. Sắc còn 3 thăng và chia thành 3 lần uống.
Trị vàng da do uống nhiều rượu khiến người bị nóng
Nguyên liệu: Xa tiền tử, nhân trần cao, hoàng liên thảo, chi tử, hoạt thạch, tần giao và mục túc lượng bằng nhau.
Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống.
Trị chứng phù thũng do nhiệt
Nguyên liệu: Chi tử lượng vừa đủ
Cách dùng: Đem dược liệu sao vàng rồi nghiền mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước cơm.
Trị chứng nôn mửa ngay sau khi ăn
Nguyên liệu: 20 trái chi tử
Cách dùng: Sao qua, bỏ vỏ và sắc uống.
Trị chứng chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn ra máu do huyết nhiệt
Nguyên liệu
Chi tử: 16g
Bạch mao căn: 20g
Cát cánh: 8g
Trắc bá diệp: 12g
Hoàng cầm: 12g
Tri mẫu: 12g
Cam thảo: 4g
Xích thược: 12g
Cách dùng: Đem các vị sắc uống.
Trị chứng cảm sốt
Nguyên liệu
Chi tử: 14 quả
Hương sị: 4g
Cách dùng: Đem sắc với 500ml nước đến khi còn lại 150ml, dùng khi thuốc còn nóng. Ngày dùng 1 thang trong vòng 3 ngày liền.
Một số lưu ý khi dùng chi tử
Cấm dùng cho trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mà không có uất hỏa hoặc thấp nhiệt.
Cần phân biệt với cây dành dành láng (Gardenia philastrei) và cây dành dành bắc (Gardenia tonkinensis).
Trên đây là tổng quan về chi tử và một số bài thuốc dân gian từ vị thuốc này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn