Nội dung bài viết
Cà rốt là một loại rau củ được sử dụng trong nhiều nhiều món ăn tốt cho sức khỏe không những vậy cà rốt còn được xem là một loại Dược học cổ truyền với công dụng trị bệnh vô cùng hữu ích.
- Công dụng chữa bệnh hữu dụng của cây Hoàng liên gai
- Bướm bạc – Thảo dược đặc biệt với công dụng chữa bệnh thần kỳ
- Những tác dụng kỳ diệu của lá đu đủ mà nhiều người không biết
Cà rốt là một loại rau củ được trồng khá nhiều ở nước ta
Thông tin sơ lược về cây Cà rốt
Cà rốt là loại cây thuộc họ Hoa tán Apiaceae, còn được gọi với tên khác là củ cải đỏ, tên khoa học là Daucus carota L. ssp sativus Hayek. Cà rốt là loại cây thảo sống 2năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán , hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía , còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.
Theo Y học cổ truyền, Củ Cà rốt có tính hơi ấm, vị ngọt cay, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Công dụng Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên , là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột , lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.
Thành phần hóa học có trong cây Cà rốt
Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: glucid 8,8; nước 88,5; protid 1,5; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như phosphor, kalium, calcium, sắt, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden… Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50 % tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp. Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D , E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ. Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).
Cà rốt và một vài tác dụng dược lý
Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể , tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A , cao huyết áp, xơ vữa động mạch , đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.
Ứng dụng Cà rốt vào một số bài thuốc chữa bệnh
Bật mí công dụng chữa bệnh từ cây Cà rốt
- Trị sau khi ốm uể oải, kém ăn, suy yếu: Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30 g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24 g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất , Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc lấy nước uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).
- Ỉa chảy trẻ em Dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít , nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150 ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ , trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).
- Chữa Giun sán: Bột Cà rốt 12g-18g, dùng trong ngày.
- Trị trẻ nhỏ lên sởi: Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200 g, rau mùi 100 g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân.
- Trị ho gà: Củ cà-rốt 200 g, táo tầu (hồng táo, đại táo) 12 quả, nước 1500 ml, sắc còn 500 ml, hoà thêm chút đường phèn vào cho dễ uống, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 500 g củ cà-rốt, ép lấy nước, thêm chút đường phèn vào rồi hấp nóng lên, uống ngày 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, sinh tân, giải độc, … Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.
- Trị ho khan: Củ cà-rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng Cà rốt
Ngoài những lợi ích mà Cà rốt mang lại cho sức khỏe chúng ta thì các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc một vài điều cần lưu ý rằng: Không cho trẻ ăn cà rốt liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc; Người lớn không nên uống quá 3 cốc nước ép cà rốt trong 1 tuần có thể gây bệnh vàng da, vàng mắt; Không nấu cà rốt quá kỹ ở nhiệt độ cao: vì nitrat trong cà rốt có thể biến thành nitri gây hại cho cơ thể.