Nội dung bài viết
Theo YHCT, Bệnh mũi đỏ là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rảnh rác.
- Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết
- Chấm dứt tình trạng “khô hạn” cho chị em nhờ Dược thiện
- Bài thuốc YHCT giúp thanh nhiệt, mát gan từ vị thuốc quý thanh sương tử
Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ
Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ
Trong YHCT bệnh mũi đỏ là chứng bệnh thường gặp ở người da trắng hay da vàng khi gặp các yếu tố kích thích dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như có các đám màu ở đầu mũi. Đây là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rải rác hay tập trung thành đám.
Y học cổ truyền xếp bệnh mũi đỏ thuộc bệnh tử điến phong. Bệnh thường gặp ở người da trắng hay da vàng, người da nhờn, nghiện rượu hay người ăn thức ăn cay nóng. Nguyên nhân ban đầu do thấp và nhiệt tích tụ ở phế và tỳ vị gây ra. Ngoài ra, việc gặp các yếu tố kích thích như gia tăng nhiệt độ tại da, ăn các thức cay, nóng như bia rượu, tiếp xúc với nắng nóng, ớt,… sẽ làm cho các chỗ này càng đỏ phừng lên.
Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ hiệu quả
Các bài thuốc dân gian hiện được lưu truyền và sử dụng rộng rãi hiện nay có thể kể đến như sau:
Lưu quyên tử phương
Bài thuốc gồm: chi tử 3 lạng lấy 120g, mộc lan 2 lạng lấy 80g đem sắc và cho ngâm giấm trong một đêm, qua hôm sau vớt bỏ bã, để nguội thành dạng cao là được. Người bệnh dùng cao này dán lên chỗ mũi đỏ, bệnh sẽ giảm nhanh chóng.
Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ hiệu quả
Tân lục phương phương
Đây là bài thuốc nổi bật trong danh sách các bài thuốc trị bệnh mũi đỏ trong Y học cổ truyền gồm: chi tử nhân, đậu sị, mộc lan bì, mỗi vị đều có lượng bằng nhau, đêm đi tán bột mịn, sau dùng giấm trộn đều với nhau thành hỗn hợp. Mỗi đêm, người bệnh lấy hỗn hợp này bôi lên vị trí bị bệnh và rửa sạch bằng nước ấm sau khi để lưu qua đêm sang sáng ngày sau.
Bảo chi tử hoàn phương
Ngoài 2 bài thuốc trên, các Y sĩ y học cổ bổ sung bài thuốc Bảo chi tử hoàn phương trong điều trị bệnh mũi đỏ. Bài thuốc gồm: Xuyên khung 4 lạng (lấy 160g) (lấy tròn 4g cho mỗi đồng cân, thực 1 đồng cân chỉ ứng với 3,75g), đại hoàng 6 lạng (lấy 240g), đậu sị loại tốt 3 đồng cân (lấy 12g), cam thảo 4 lạng (160g), chi tử nhân 3 đồng cân (12g), mộc lan 5 lạng (200g), tất cả đêm tán bột mịn, cho mật ong vừa đủ làm hoàn to bằng hạt ngô. Ngày dùng 10 viên, các ngày sau uống tăng dần chừng 2 đến 3 viên.
Phương chi tử tán
Đây cũng là một trong những bài thuốc hay trong Y học cổ truyền trong điều trị chứng mũi đỏ. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị: Tỳ bà diệp, chi tử nhân mỗi thứ đều có lượng như nhau. Cả hai vị nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 6g chiêu với rượu hâm nóng.
Lấy chi tử sao đen, tán nhuyễn ra, sau đó cho sáp ong hòa tan vào cùng, làm viên to bằng hòn bi. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 1 viên chiêu với nước trà.
Bệnh mũi đỏ mặc dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày. Theo đó, khi thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, điều trị bởi những bác sĩ, có chuyên môn và tránh những tác nhân có thể khiến bệnh gia tăng gây đỏ.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn