Category Archives: Bài thuốc dân gian

Home / Bài thuốc dân gian
494 Posts

Theo YHCT vừng đen tác dụng trong việc chống lão hóa, chống xơ cứng động mạch, có thể ức chế các tế bào tự do trong cơ thể.

Vừng đen dưới góc nhìn YHCT

Vừng đen dưới góc nhìn YHCT

Vừng đen dưới góc nhìn YHCT

Tên gọi khác của vừng đen là ô ma tử, chi ma, hồ ma nhân… thuộc loài thực vật họ hồ ma. Trong các nghiên cứu của y học hiện đại, vừng đen có hàm chứa chất albumin, kích thích tố, chất béo, chất diệp toan,… Đối với y học cổ truyền, vừng đen vị ngọt, tính bình, lợi về kinh gan, thận, đại tràng. Có tác dụng bổ gan, thận, bổ huyết, nhuận tràng nên được dùng trong các trường hợp như  đau đầu, hoa mắt, ù tai, da khô, tóc bạc sớm, huyết hư, phế âm hư tổn. Đồng thời đây cũng là gia vị yêu thích của nhiều gia đình trong các bữa ăn thường ngày, giúp tăng hương vị, kích thích ngon miệng.

TOP những bài thuốc điều trị bệnh chứa vừng đen trong YHCT

TOP những bài thuốc điều trị bệnh chứa vừng đen trong YHCT

TOP những bài thuốc điều trị bệnh chứa vừng đen trong YHCT

Để giúp người bệnh tiện theo dõi những bài thuốc hay có công dụng điều trị bệnh khác nhau từ vừng đen, các Y sĩ YHCT đã tổng hợp 9 bài thuốc dân gian được dùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay như sau:

Bài 1: Chi ma hạnh đào đường: Vừng đen 250g, đường phèn 0,5kg, hạnh đào nhân 250g.

  • Vừng đen và hạnh nhân đem đi rang chín. Đường phèn đun nóng, sau cho vừng và hạnh nhân trộn đều đổ ra đĩa, chờ nguội có thể sắn hoặc cắt thành từng miếng nhỏ ăn cách nhật.
  • Tác dụng: Chi ma hạnh đào đường là bài thuốc có tác dụng trong điều trị rụng tóc, bệnh suy nhược thần kinh và chứng hay quên.

Bài 2: Chi ma phục linh: Giúp tăng cường thể lực và phòng chống bệnh tật.

Chuẩn bị: Phục linh 25g, vừng đen 20g, bột mì và mật ong vừa đủ. Phục linh và vừng đen đem giã nát trộn bột mì và mật ong vào, hấp chín.

Bài 3: Chi ma câu kỷ ẩm: Chuẩn bị vừng đen 15g, hà thủ ô 15g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 9g. Sắc uống. Tác dụng: Chữa nhức đầu, tóc bạc sớm, hoa mắt, đại tiện táo.

Bài 4: Chi ma chúc (cháo vừng): Chuẩn bị vừng đen 20g, gạo lứt lấy 50g. Vừng đen đem rang chín nấu cháo gạo lứt, thêm đường ăn. Tác dụng trong điều trị đầu váng, mắt hoa, gối mỏi da khô, gan thận bất túc, lưng đau, huyết hư…

Bài 5: Hắc chi ma diêm: Vừng đen rang chín với muối làm nhân bánh hoặc ăn với cơm. Dùng cho sản phụ ít sữa hoặc tắc sữa.

Bài 6: Chi ma chỉ khái tán: Vừng đen 125g, đường phèn khoảng 30g. Nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống từ 15-30g. Điều trị cho người ho khan lâu ngày, phế âm hư tổn.

Tùy theo mục đích điều trị mà người bệnh có thể sử dụng bài thuốc phù hợp. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám và bốc thuốc theo đơn của thầy thuốc..

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Nếu do thận khí suy tổn thì những bài thuốc YHCT sau đây hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị.

Bài thuốc hay điều trị nhức đầu do thận khí suy tổn bằng YHCT

Bài thuốc hay điều trị nhức đầu do thận khí suy tổn bằng YHCT

Giới thiệu 3 bài thuốc trị thận âm hư trong Y học cổ truyền

Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc dân gian trong Y học cổ truyền sau:

Bài 1: Thục địa 20g, bột sừng nai 20g, quy bản 16g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, mạch môn 12g, mẫu lệ 12g, mật ong vừa đủ. Sừng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp tầm 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám; quy bản cạo hết màng trong, đập vỡ, tẩm giấm thanh 2 đến 3 giờ, sao vàng sẫm. Sau đó đem tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày dùng 2 lần.

Bài 2: Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g,  phục linh 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g,  đơn bì 12g, trạch tả 12g.

Trường hợp xuất hiện thêm chứng đau mỏi lưng gối thì có thể thêm đỗ trọng 12g, ngưu tất 10g. Hay nam di tinh, nữ đới hạ, hoàng bá 10g, thêm tri mẫu 12g. Nếu hoa mắt ù tai, thiên ma 12g, thêm từ thạch 12g, trân châu mẫu 12g, thêm ngũ vị tử 8g. Nếu triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, mai mực 16g, long cốt 16g, địa cốt bì 12g, thêm quy bản 12g.

Bài 3: Bạch thược 24g, ngọc trúc 24g, mẫu lệ 15g, long cốt 15g, sơn thù 10g, câu đằng 12g, toàn yết 6g, quất lạc 6g. Sắc uống.

3 bài thuốc trị thận dương hư trong y học cổ truyền

3 bài thuốc trị thận dương hư trong y học cổ truyền

3 bài thuốc trị thận dương hư trong y học cổ truyền

Y sĩ y học cổ truyền cho hay, đối với người bị đau đầu do thận dương hư thường có biểu hiện: đau đầu sợ lạnh, chân tay lạnh, đái ít, đại tiện lỏng, sắc mặt trắng nhợt, phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu, ít rêu, mạch trầm tế nhược, lưng gối vô lực, nhất là mạch xích bất túc.

Phép chữa: ôn bổ thận dương. Người bệnh có thể dùng một trong các bài:

Bài 1: Thục địa 40g, đậu đen sao chín 40g, khiếm thực sao vàng 20g, củ mài sao vàng 20g, dây tơ hồng sao vàng 20g,cúc hoa 20g. Sắc uống.

Bài 2: Bột sừng nai 20g, thục địa 20g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, ba kích 12g, mẫu lệ 12g, nhục quế 4g, mật ong vừa đủ.

Cũng giống như bài thuốc trị thận dương hư, sùng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp tầm 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám. Sau đó đem tất cả tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10-15g.

Bài 3: Thận khí hoàn: thục địa 32g, phục linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, phụ tử 4g, nhục quế 4g. Sắc uống.

Trường hợp đầu ngón chân ngón tay không ấm, thêm can khương 8g, tế tân 3; lưng gối yếu mỏi, thêm tục đoạn 12g, cẩu tích 12g,  dương nuy, thêm dâm dương hoắc 12g, ba kích 12g; phù thũng đái ít, thêm xa tiền tử 12g ,ngưu tất 16g,  đại tiện lỏng, thêm nhục đậu khấu 12g, ngũ vị tử 8g.

Đây là căn bệnh tưởng như không có vấn đề gì nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, do đó bạn nên nhờ đến các bác sĩ để tìm ra nguyên căn, từ đó có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Theo YHCT Thanh sương tử là hạt của cây mào gà trắng và là vị thuốc quý có công dụng trong việc thanh nhiệt, mát gan rất hiệu quả.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, mát gan từ “Vị thuốc quý” thanh sương tử

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, mát gan từ “Vị thuốc quý” thanh sương tử

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, mát gan từ “Vị thuốc quý” thanh sương tử

Thanh sương tử còn có tên là thanh tương tử, đuôi lươn, mào gà trắng, dã kê quan, là hạt chín của cây mào gà trắng. Thanh sương tử chứa dầu béo, kali, nitrat, acid nicotinic. Theo Y học cổ truyền, hạt vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh can; có công dụng sơ phong thanh nhiệt, thanh can minh mục. Các Y sĩ y học thường dùng chúng trong các trường hợp như lở ngứa ngoài da, đau sưng nề, mắt đỏ, kéo màng. Hoa vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, cầm máu, tiêu viêm.

Theo YHCT, thành sương tử có công dụng trị chứng can hoả  bốc lên làm mắt đỏ sưng đau, nhìn mờ, mắt có màng. Nếu người bệnh mắc phải những tình trạng trên có thể áp dụng một trong những bài thuốc dân gian sau:

  • Bài 1: Thanh sương tử, cốc tinh thảo mỗi vị dùng 20g. Tất cả sắc uống. Có tác dụng trong việc trị mắt kéo màng, nhìn mờ.
  • Bài 2: Thanh sương tử 12g, mộc tặc 12g, cúc hoa 12g, tang diệp 12g, long đởm thảo 4g. Tất cả sắc uống. Trị can hỏa bốc gây đau mắt đỏ, nhức đầu, váng đầu, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,…
  • Bài 3: Thanh sương tử 12g, mật mông hoa 12g, cúc hoa 12g. Đem các dược liệu sắc uống. Với những vị thuốc quý trong Y học sẽ mang lại tác dụng điều trị viêm màng tiếp hợp cấp tính, sợ ánh sáng, mắt đỏ.
  • Bài 4: Thanh tương tử, cỏ tháp bút, cúc hoa, lá dâu, mỗi vị dùng 12g; cỏ thanh ngâm dùng 4g. Sắc uống và xông chữa mắt sưng đau, chảy nước mắt và đau đầu, chói, sợ ánh sáng.

Dưới đây là một số bài thuốc có công dụng chữa bệnh khác từ thanh sương tử :

Bài thuốc YHCT điều trị trĩ ra máu bằng thanh sương tử: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị hạt và hoa mào gà 15g. Sắc uống trong ngày.

Chữa hen phế quản nhờ bài thuốc có thanh sương tử : Chuẩn bị lá mào gà trắng, lá bồng bồng, dây tơ hồng (sao), lá xương sông, mỗi vị 20g. Sắc uống.

Món ăn bài thuốc trong YHCT có thanh sương tử

Món ăn bài thuốc trong YHCT có thanh sương tử

Món ăn bài thuốc trong YHCT có thanh sương tử

Người bệnh có thể sử dụng một trong những món ăn bài thuốc sau để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn sau:

– Thanh sương tử hầm gan gà: thanh sương tử 15g, gan gà dùng từ 1 – 3 bộ, thêm gia vị hầm chín ăn. Y học cổ truyền TPHCM cho rằng, đây là món ăn rất tốt cho người bị đau mắt đỏ do viêm kết giác mạc chảy nước mắt.

– Nước hãm thanh sương tử, đại táo: thanh sương tử dùng 15g, đại táo lấy 30g; hãm với nước sôi, uống trước khi ăn. Dùng cho người bị quáng gà, giảm thị lực.

Mặc dù thanh sương tử có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng phải được sử dụng đúng cách, đúng trường hợp mới phát huy hết tác dụng của chúng.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Theo Y học cổ truyền tỏi rừng là vị thuốc đặc biệt có tác dụng giải độc, chữa ho, dùng điều trị các trường hợp ho, ho ra máu ,nhuận phế, dưỡng tâm.

Vị thuốc tỏi rừng trong Y học cổ truyền

Vị thuốc tỏi rừng trong Y học cổ truyền

Vị thuốc tỏi rừng trong Y học cổ truyền

Tỏi rừng là loại cây thảo, thân hành to màu trắng đục có khi hơi phớt hồng. Đây là loại cây sống lâu năm, phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân, cao trên dưới 1m, lá mọc so le hình mũi mác, nhẵn, dài chừng 3 đến 12cm, rộng 1 đến 3cm, cuống ngắn, giống lá trúc nhưng dày và nhẵn. Hoa tỏi rừng nở vào mùa hè, cụm hoa mọc ở ngọn cây, có hình ống, hoặc loa kèn dài khoảng 12-15cm, miệng hoa 6 cánh màu trắng hay hơi hồng, cuống hoa dài 3-4cm. Quả có 3 ngăn, chứa rất nhiều hạt, xếp thành chồng hình bầu dục, dài chừng dài 5-6cm. Rễ cây do nhiều nhánh hợp lại, vì vậy tên thuốc gọi là bách hợp.

Trong YHCT, tỏi rừng vị ngọt, nhạt; tính mát.  Quy vào ba kinh tâm, phế, tỳ. Các y sĩ Y học cổ cho hay, tỏi rừng có tác dụng trong việc nhuận phế, nhuận tràng thông tiện, giải độc, chống viêm, dùng điều trị các trường hợp ho, ho ra máu, chứng hồi hộp, tâm phiền, dụng tư âm, dưỡng tâm, an thần,  cơ thể suy nhược, viêm khí quản cấp, kiện vị, mạn tính, làm ích khí,trừ trướng khí, chữa đau tim, viêm loét dạ dày tá tràng, các chứng phế nhiệt dẫn đến tiện bí, các trường hợp mụn nhọt sưng đau.

Liều dùng thông thường được áp dụng là 8g -16g. Bên cạnh đó người bệnh lưu ý không dùng trong các trường hợp tiêu chảy, tỳ vị hư hàn hay cảm nhiễm phong hàn.

Bài thuốc Y học cổ truyền có chứa tỏi rừng

Bài thuốc Y học cổ truyền có chứa tỏi rừng

Bài thuốc Y học cổ truyền có chứa tỏi rừng

Với những tác dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe như trên, các bậc thầy trong lĩnh vực Y học cổ truyền đã tạo ra những bài thuốc dân gian có dùng tỏi rừng như sau:

Bài 1: Tri mẫu 12g, bách hợp 24g, ngọc trúc 12g. Sắc uống, có tác dụng dưỡng tâm an thần trong các trường hợp hồi hộp, lo âu, tâm phiền, nhất là sau ốm dậy.

Bài 2: Bài thuốc có tác dụng chữa ho lâu ngày hoặc ho khan, khạc ra máu, sốt nhẹ, khát nước, cần phải dưỡng phế âm, thanh hư nhiệt, cầm máu dùng bài Lý thị chỉ huyết phương: Huyền sâm 15g, tang bạch bì 15g, bách hợp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, tử uyển 12g,  hòe hoa 9g, cam thảo 9g. Đem tất cả các vị thuốc sắc uống, có thể nhiều hoặc ít.

Bài 3: Bạch thược 12g, chích thảo 8g, mạch môn 12g, bách hợp 16g, ngũ vị tử 8g, sắc uống.

Bài 4: Bài thuốc Bách hợp cố kim thang: Bách hợp 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, bạch thược 8g, huyền sâm 8g, sinh địa 12, thục địa 12g,   đương quy 8g, cam thảo 4g. Sắc, uống ấm. Chữa ho kéo dài do phế âm hư, ho khan hoặc ho có đờm đặc, khát nước phải bổ phế âm, sinh tân chỉ ho

Bài 5: Nếu người bệnh mắc phải phế nhiệt gây ra đi tiểu khó, nước tiểu ngắn đỏ, đại tiện bí kết có thể dùng bài thuốc: Mạch đông 12g, bạch thược 10g, bách hợp 12g,  mộc thông 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.

Trên đây là những bài thuốc với những công dụng khác nhau có sử dụng tỏi rừng (bách hợp) mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như phù hợp với cơ địa, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện YHCT uy tín để các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền thăm khám, bốc thuốc và hướng dẫn bạn sử dụng thuốc chuẩn nhất.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Cây lược vàng là vị thuốc “Quý” có tác dụng giảm đau nhức, trừ ngứa, làm lành vết thương, vết loét và chữa u tân sinh vô cùng hiệu quả

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Lược vàng được trồng làm cảnh ở nhiều hộ gia đình tại Việt Nam, nhưng ít người biết đây là một loại cây thuốc vừa có tác dụng chữa bệnh vừa giúp thanh lọc không khí rất hiệu quả.

Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển cây thuốc Việt Nam, cho biết cây lược vàng còn có tên gọi khác là ria vàng, lan vòi hay trai thơm, thuộc họ thài lài commelinaceae. Cây có tên khoa học là callisia fragrans, Woodson.

Cây lược vàng được trồng làm cảnh trong nhiều gia đình ở TP HCM.

Lược vàng mọc trong tự nhiên dưới dạng cây thảo, sống lâu năm, vừa có thân đứng cao từ 15 đến khoảng 100 cm, vừa có thân bò lan trên mặt đất hoặc hướng lên nếu có giá tựa. Lá lược vàng khá là to, thuôn hình ngọn giáo dài tới khoảng 20-30 cm và rộng 5 đến 7cm. Gốc cây mọc thành bẹ ôm lấy thân. Lá màu lục bóng như phủ sáp, cứng và dễ gãy.

Cây lược vàng dễ trồng, sinh trưởng rất nhanh. Người ta nhân giống bằng cách lấy đoạn thân bò lan dài khoảng 7cm làm cành giâm. Nếu trồng bằng đoạn thân có rễ sẽ sinh trưởng nhanh hơn nhiều. Có thể trồng trong chậu, giỏ treo hoặc trên đất vườn…

Bài thuốc hay từ cây lược vàng có tác dụng trong điều trị viêm họng

Bài thuốc hay từ cây lược vàng có tác dụng trong điều trị viêm họng

Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, sau này được trồng khắp vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Âu và Australia. Ở nước ta, ban đầu cây được trồng được rất nhiều ở Thanh Hóa vào năm 2006 rồi lan ra nhiều tỉnh thành khác nữa.

Đông y sử dụng lá và thân cây lược vàng để làm bài thuốc dân gian. Chúng được gọi là Folium et Caulis Callisiae Fragrantis. Phân tích thành phần hóa học cho thấy các bộ phận này chứa hợp chất flavonoid gồm hai loại flavonoid quercetin, kaempferol và cả steroid gọi là phytosterol; ngoài ra còn các nguyên tố vi lượng như sắt, crom và đồng. Loại thảo dược này có vị chua nhạt, tính mát, không độc, có công dụng làm giảm đau nhức, làm liền sẹo vết thương, trừ ngứa, vết loét và chữa khối u tân sinh.

Đông y ứng dụng bài thuốc hay từ cây lược vàng có tác dụng trong điều trị viêm họng, tá tràng, bướu cổ, cảm hàn, viêm phế quản, đau khớp xương, đau dạ dày, tê tay chân. Ngày nay, lược vàng còn được sử dụng trong điều trị ung thư, vôi hóa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt. Cách dùng đơn giản là lấy lá ăn sống hằng ngày, sử dụng thân bò cắt ngắn ngâm rượu uống và làm thuốc xoa bóp.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Tùy theo nguyên nhân mà Y học cổ truyền đưa ra những bài thuốc điều trị mẩn ngứa hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mẩn ngứa do viêm da

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mẩn ngứa do viêm da

Theo YHCT, Mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm da, dị ứng, huyết nhiệt,chức năng gan bị rối loạn… Mặc dù chúng không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều khó chịu đối với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược thì những vị thuốc, bài thuốc dân gian được các bậc thầy trong YHCT nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm được xem là giải pháp hiệu quả nếu bạn không muốn xuất hiện các tác dụng phụ.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mẩn ngứa do viêm da

Khi bị mẩn ngứa do viêm da, bạn sẽ thấy mặt da xuất hiện nổi tịt hoặc sần sùi, chất da xơ cứng, tổn thương rải rác ở vùng kín hoặc từng đám trên cẳng tay, trên đùi, mông hoặc ở những nơi có nếp gấp…

Phép điều trị: chống viêm, thanh nhiệt, chống ngứa. Dùng một trong các bài thuốc YHCT sau:

  • Bài 1: Thổ linh, nam hoàng bá, kinh giới, lá đơn đỏ mỗi vị dùng 16g; ngân hoa, hoa hòe sao, phòng phong, bạch chỉ, mỗi vị dùng 10g; sài hồ, huyền sâm, chi tử mỗi vị lấy 12g. Ngày 1 thang, sắc và uống 3 lần. Có tác dụng: thanh nhiệt, chống viêm, giảm ngứa, tiêu độc.
  • Bài 2: Phục linh lấy 20g; kinh giới, đinh lăng, kim ngân, bồ công anh mỗi vị dùng 16g; xương bồ, sài hồ, quả ké mỗi vị lấy 12g; xuyên khung 10g. Ngày dùng 1 thang. Sắc và uống 3 lần. Uống trong 10 đến 12 ngày 1 liệu trình. Có công dụng: tiêu độc, thanh nhiệt, chống viêm chống dị ứng.

Bài thuốc YHCT điều trị mẩn ngứa do huyết nhiệt

Bài thuốc YHCT điều trị mẩn ngứa do huyết nhiệt

Bài thuốc YHCT điều trị mẩn ngứa do huyết nhiệt

Triệu chứng: Bên trong thì huyết nhiệt, bên ngoài thì nắng nóng. Sự kết hợp của hai yếu tố này dẫn đến tình trạng mẩn ngứa. Theo các Y sĩ YHCT, do huyết nhiệt mà việc tiêu độc bị ngưng trệ, thời tiết nóng quá, các mao mạch ngoại vị giãn nở, độc tà thoát ra ngoài gây ra ngứa.

Phép điều trị: lương huyết giải độc, trừ tà thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:

  • Bài 1: Đậu đen sao 24g; thổ linh lấy 20g; nam hoàng bá, lá đơn đỏ, tang diệp mỗi vị dùng 16g; hoa hòe sao vàng, sài hồ, sinh địa mỗi vị lấy 12g; ngân hoa, liên kiều, chi tử, mỗi vị 10g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Có công dụng: thanh nhiệt mát huyết và chống viêm tiêu độc.
  • Bài 2: Lá đinh lăng, lá vông, lá cối xay, lá mã đề mỗi vị lấy 20g; rau má 16g; cam thảo, bạch thược, hoài sơn mỗi vị dùng 12g; địa cốt bì, đan bì, chi tử mỗi vị 10g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Có công dụng: thanh nhiệt tiêu độc, trừ tà chống ngứa.

Trên đây là những bài thuốc trị mẩn ngứa dựa trên những nguyên nhân cụ thể thường gặp trong cuộc sống. Các bài thuốc rất dễ thực hiện và quan trọng là an toàn đối với sức khỏe.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Táo mèo còn được gọi là sơn tra. Đây là một trong những vị dược liệu góp mặt nhiều trong các bài thuốc trị bệnh trong dân gian.

Các bài thuốc phòng tăng huyết áp nhờ táo mèo

Các bài thuốc phòng tăng huyết áp nhờ táo mèo

Theo các nghiên cứu hiện đại, sơn tra có công dụng trong việc hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi, làm giãn động mạch vành, hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, giúp người bệnh trấn tĩnh, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần, giúp cân bằng sinh lý và phòng chống các biến chứng do tăng huyết áp.

Hiện sơn tra được nhiều người biết đến, sử dụng trong công tác phòng và điều trị bệnh. Người dùng có thể áp dụng một số cách dùng sơn tra thay trà hàng ngày phòng chống tăng huyết áp và một số món ăn, bài thuốc dân gian theo hướng dẫn của các Y sĩ y học cổ truyền ngay dưới đây:

Các bài thuốc phòng tăng huyết áp nhờ táo mèo

Bài 1: Cúc hoa 10g , sơn tra 10g, lá trà tươi 10g. Đem tất cả hãm với nước sôi, uống như trà. Bài thuốc y học cổ truyền này có tác dụng trong việc trừ đờm, dùng cho người bị tăng huyết áp, tiềm dương, thanh nhiệt, bình can, rối loạn lipid máu và bệnh lý mạch vành.

Bài 2: Cúc hoa 15g , sơn tra 24g, lá dâu 12g. Đem tất cả dược liệu đi sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín. Sử dụng hàng ngày sẽ có tác dụng trong việc hóa ứ tích, thanh can nhiệt, dùng thích hợp cho những trường hợp tăng huyết áp với các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, dễ cáu giận, đại tiện táo…

Bài 3: Sơn tra 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm với nước sôi chừng 15-20 phút, uống thay trà. Sử dụng chúng hàng ngày sẽ có tác dụng trong việc làm giãn mạch máu, thanh dẫn thông trệ, hoạt huyết hóa ứ, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo hoa mắt, nhức đầu,…

Y học cổ truyền giới thiệu món ăn bài thuốc từ sơn tra

Y học cổ truyền giới thiệu món ăn bài thuốc từ sơn tra

Y học cổ truyền giới thiệu món ăn bài thuốc từ sơn tra

Bài 1: Đại táo 4 quả, sơn tra 30g, thịt lợn nạc 250g (thái miếng), quyết minh tử 30g lá sen tươi (rửa sạch thái nhỏ), gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.

Đây là bài thuốc có tác dụng thiết nhiệt, thanh can, làm giãn mạch máu và giáng áp dùng cho người bị tăng huyết áp với các triệu chứng mắt đỏ, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, chóng mặt, nhức đầu, đại tiện táo…

Bài 2: Sơn tra 30g, mã thầy (bóc vỏ) 10 củ, hải đới 30g (rửa sạch, cắt ngắn), chanh 2 quả (cắt lát). Tất cả đem nấu kỹ lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng: hoạt hóa, giáng áp, cường tim, huyết ứ,  lợi thủy, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp.

Bài 3: Sơn tra 50g (thái phiến), gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn thêm đường phèn. Tác dụng: Tiêu thực tích, khứ ứ huyết,  dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Lưu ý, các món ăn bài thuốc này được chia ăn nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cũng cho hay, người xưa cho rằng sơn tra chỉ “tiêu” mà không “bổ” nên người có vết loét đường tiêu hóa không nên dùng; người tiết nhiều dịch vị dùng thận trọng. Đặc biệt nếu người bệnh đang uống thuốc bổ thì kiên không nên dùng sơn tra.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

YHCT giới thiệu Trà kinh giới giải độc cơ thể ngày hè, ngoài ra kinh giới còn có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức sức khỏe bạn nên biết.

Giới thiệu Trà kinh giới giải độc cơ thể ngày hè hiệu quả bạn nên thử

Giới thiệu Trà kinh giới giải độc cơ thể ngày hè hiệu quả bạn nên thử

Giới thiệu Trà kinh giới giải độc cơ thể ngày hè hiệu quả bạn nên thử

Cây kinh giới  có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Đây là một loại thảo dược có vị thơm, tượng trưng cho hạnh phúc của người La Mã cổ đại. Cây kinh giới được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực nhờ vào mùi hương nhẹ nhàng. Ngoài ra, cây kinh giới cũng được đánh giá cao về những lợi ích trong Y học cổ truyền.

Cây kinh giới là cây thuốc vị thuốc có thể dùng để pha thành trà, uống vừa thơm lại có nhiều tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe.

Cách thức pha trà kinh giới trong Y học cổ truyền :

  • Thêm 1 muỗng cà phê đầy các loại thảo dược kinh giới vào nước lạnh. Sau đó đun sôi lên. Khi đã sôi, giảm nhiệt và để cho nó hơi sôi trong vòng 15 phút.
  • Lọc chất lỏng này vào một tách và pha thêm một chút mật ong cho có vị ngọt, tránh sử dụng đường nếu bạn không muốn tăng cân quá nhanh.
  • Có thể thêm một chút nước chanh sẽ tăng cường hương vị. Lý tưởng nhất, bạn có thể uống ba tách trà kinh giới trong một ngày.

Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới

Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới

Giá trị dinh dưỡng của trà kinh giới

Các chất dinh dưỡng trong trà kinh giới bao gồm tinh dầu và axit.

  • Đó là một nguồn vitamin A, B3, B6, C, D và K, cùng với kẽm, tannin, canxi, oleic, rosmarinic, nicotinic acid ursolic.
  • Tinh dầu kinh giới bao gồm tecpineol, terpinen, carvacrol và sistosterine beta.
  • Kinh giới có chứa chất flavonoid có tính kháng viêm, có vai trò như là một bài thuốc dân gian an thần nhẹ.
  • Kinh giới là một chất khử trùng tự nhiên và có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
  • Một lợi thế nữa là kinh giới có chứa hàm lượng rất thấp các chất béo bão hòa và natri.

Lợi ích của trà kinh giới trong Y học cổ truyền

  • Trà kinh giới giúp giảm các triệu chứng của các vấn đề hô hấp, cảm lạnh và viêm xoang, ho khan, viêm phế quản. Loại trà này rất tuyệt vời cho các bệnh nhân hen suyễn.
  • Trà kinh giới thúc đẩy sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu lượng máu đến tim và làm giảm cholesterol không tốt trong cơ thể.
  • Trà kinh giới tốt cho tiêu hóa: Nó làm giảm cơn buồn nôn và đầy hơi, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Tiêu thụ trà kinh giới trong một thời gian dài còn giúp đối phó với các triệu chứng rối loạn ăn uống.
  • Trà kinh giới giúp giảm đau: Nhờ tính chất chống viêm mà trà kinh giới có thể làm giảm rất nhiều đau nhức như đau răng, kinh nguyệt bị chuột rút, đau đầu, viêm khớp,…

Tuy nhiên, cũng như bất kì loai thảo dược nào, người ta vẫn cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ. Các rủi ro rất có khả năng xảy ra nếu tiêu thụ quá mức hoặc là cơ thể có phản ứng với bất kì chất nào trong trà kinh giới.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Triệu chứng run tay chân và rối loạn cảm xúc là vấn đề thường gặp của các bạn trẻ sau những lần bay lắc, thâm chí dù đã ngưng sử dụng thuốc lâu ngày.

Chữa trị run tay chân và rối loạn cảm xúc bằng Y học cổ truyền

Chữa trị run tay chân và rối loạn cảm xúc bằng Y học cổ truyền

Chữa trị run tay chân và rối loạn cảm xúc bằng Y học cổ truyền

Theo các Y sĩ YHCT, các chất kích thích gây ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ, ngũ thần rối loạn, tình chí thất điều gây thay đổi cảm xúc. Các thành phần trong ma túy ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến não bộ gây ù tai, giảm chức năng sinh dục, rối loạn tiểu tiện. Run tay chân là do can phong nội động  khiến các chức năng tỳ vị bị ảnh hưởng dẫn đến việc mệt mỏi, chán ăn, ngại vận động. Có thể thấy rằng, biến chứng của ma túy biểu hiện bằng nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi thể sẽ có phương pháp điều trị và các bài thuốc dân gian phù hợp.

Đối với châm cứu: Việc châm cứu có tác dụng trong việc kích thích cơ thể tiết ra edorphine nội sinh, giúp điều hòa chức năng cơ thể, giải thoát cơn nghiện ngập.

Đối với dùng thuốc: Các vị thuốc trong YHCT có tác dụng trong việc bình can tức phong, lợi khớp, ninh tâm định chí, bổ âm dưỡng huyết, tư dưỡng can thận. Tùy theo thể bệnh mà các y sĩ yhct sẽ phối thuốc phù hợp.

Luyện ý chí: Đây là liệu pháp vô cùng quan trọng đánh vào ý chí quyết cai thuốc của người bệnh bởi những biến chứng của bay lắc vô cùng lớn. Nếu ý chí không đủ để ngăn việc người dùng tái sủ dụng thuốc lắc, kê thì coi như thất bại. Do đó, người bệnh cần có nghị lực và quyết tâm trong việc luyện ý trí để có thể cai thuốc hiệu quả.

Cách điều trị bệnh run tay chân và rối loạn cảm xúc trong YHCT

Cách điều trị bệnh run tay chân và rối loạn cảm xúc trong YHCT

Đối với luyện tập thể lực: Các giảng viên Trung cấp Y sĩ YHCT trả lời trên fanpage Tin tức Y dược Việt Nam cho hay, việc tập luyện đều đặn hàng ngày chính là cách giúp người bệnh thư giản tinh thần, tăng cường thể lực, ôn hòa trong cử chỉ, hành động. Không cần quá gắng sức, chỉ cần những bài tập nhẹ nhàng và tăng dân cường độ sẽ giúp bạn phát huy công dụng của viếc luyện tập thể lực.

Những kết quả trong điều trị run tay chân và rối loạn cảm xúc sau bay lắc bằng YHCT đã được kiểm chứng. Bên cạnh việc điều trị chứng run tay chân và rối loạn cảm xúc do sử dụng ma túy tổng hợp, YHCT còn giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau quá trình “bay lắc” bị suy mòn về thể chất lẫn tinh thần. Khi đã ổn định tinh thần và nhận thấy con đường mình đang đi cũng như tác dụng của việc Luyện ý chí sẽ giúp người bệnh nhanh chóng tìm lại con đường đúng đắn, rời xa các cuộc vui, cám dỗ trụy lạc để trở về với cuộc sống bình thường.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Theo YHCT, Bệnh mũi đỏ là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rảnh rác.

Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ

Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ

Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ

Trong YHCT bệnh mũi đỏ là chứng bệnh thường gặp ở người da trắng hay da vàng khi gặp các yếu tố kích thích dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như có các đám màu ở đầu mũi. Đây là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rải rác hay tập trung thành đám.

Y học cổ truyền xếp bệnh mũi đỏ thuộc bệnh tử  điến phong. Bệnh thường gặp ở người da trắng hay da vàng, người da nhờn, nghiện rượu hay người ăn thức ăn cay nóng. Nguyên nhân ban đầu do thấp và nhiệt tích tụ ở phế và tỳ vị gây ra. Ngoài ra, việc gặp các yếu tố kích thích như gia tăng nhiệt độ tại da, ăn các thức cay, nóng như bia rượu, tiếp xúc với nắng nóng, ớt,… sẽ làm cho các chỗ này càng đỏ phừng lên.

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ hiệu quả

Các bài thuốc dân gian hiện được lưu truyền và sử dụng rộng rãi hiện nay có thể kể đến như sau:

Lưu quyên tử phương

Bài thuốc gồm: chi tử 3 lạng lấy 120g, mộc lan 2 lạng lấy 80g đem sắc và cho ngâm giấm trong một đêm, qua hôm sau vớt bỏ bã, để nguội thành dạng cao là được. Người bệnh dùng cao này dán lên chỗ mũi đỏ, bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ hiệu quả

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ hiệu quả

Tân lục phương phương

Đây là bài thuốc nổi bật trong danh sách các bài thuốc trị bệnh mũi đỏ trong Y học cổ truyền gồm: chi tử nhân, đậu sị, mộc lan bì, mỗi vị đều có lượng bằng nhau, đêm đi tán bột mịn, sau dùng giấm trộn đều với nhau thành hỗn hợp. Mỗi đêm, người bệnh lấy hỗn hợp này bôi lên vị trí bị bệnh và rửa sạch bằng nước ấm sau khi để lưu qua đêm sang sáng ngày sau.

Bảo chi tử hoàn phương

Ngoài 2 bài thuốc trên, các Y sĩ y học cổ bổ sung bài thuốc Bảo chi tử hoàn phương trong điều trị bệnh mũi đỏ. Bài thuốc gồm: Xuyên khung 4 lạng (lấy 160g) (lấy tròn 4g cho mỗi đồng cân, thực 1 đồng cân chỉ ứng với 3,75g), đại hoàng 6 lạng (lấy  240g), đậu sị loại tốt 3 đồng cân (lấy 12g), cam thảo 4 lạng (160g),  chi tử nhân 3 đồng cân (12g), mộc lan 5 lạng (200g), tất cả đêm tán bột mịn, cho mật ong vừa đủ làm hoàn to bằng hạt ngô. Ngày dùng 10 viên, các ngày sau uống tăng dần chừng 2 đến 3 viên.

Phương chi tử tán

Đây cũng là một trong những bài thuốc hay trong Y học cổ truyền trong điều trị chứng mũi đỏ. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị: Tỳ bà diệp, chi tử nhân mỗi thứ đều có lượng như nhau. Cả hai vị nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 6g chiêu với rượu hâm nóng.

Lấy chi tử sao đen, tán nhuyễn ra, sau đó cho sáp ong hòa tan vào cùng, làm viên to bằng hòn bi. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 1 viên chiêu với nước trà.

Bệnh mũi đỏ mặc dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày. Theo đó, khi thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, điều trị bởi những bác sĩ, có chuyên môn và tránh những tác nhân có thể khiến bệnh gia tăng gây đỏ.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn