Bài thuốc dân gian chữa tiểu buốt, tiểu dắt
Tiểu buốt, tiểu dắt theo Dược học cổ truyền là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang. Người mắc bệnh luôn có cảm giác căng tức vùng bụng dưới.
- Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa da sần sùi
- Bài thuốc dân gian chữa huyết áp thấp
- Bài thuốc trị chứng bệnh ăn không tiêu
Nhiều khi có sốt nhẹ, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, mót tiểu, đi tiểu dắt, có thể tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu. Là một bệnh thuộc phạm vi chứng ngũ lâm trong y học cổ truyền.
Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu dắt
Nguyên nhân do ngoại thương (thấp nhiệt) xâm phạm vào cơ thể gây ra bệnh (viêm bàng quang cấp tính). Do nội thương (âm hư hay huyết nhiệt, thận âm hư kết hợp với thấp nhiệt gây ra bệnh – viêm bàng quang mạn).
Nếu đái dắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, tiểu ra máu, sốt nhẹ, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo, mạch huyền sác.
Bài thuốc dân gian chữa tiểu buốt, tiểu dắt
Bài 1: Bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mộc thông mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Sa tiền 16g; hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Lá tre 16g, sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi vị 12g; cam thảo, đăng tâm mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 20g; sài hồ, hoàng cầm, biển súc, hoạt thạch, cù mạch mỗi vị 12g; mộc thông 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Gia giảm:
Thêm sinh địa, chi tử sao đen, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g nếu tiểu ra máu;
Thêm ô dược, khổ luyện tử mỗi vị 8g nếu đau tức, trướng hạ vị, co thắt vùng bàng quang.
Nếu đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, đau tức vùng hạ vị, đái dắt, mạch tế sác. Dùng một trong các bài thuốc Đông Y sau:
Bài 1: Kim ngân hoa 20; tỳ giải, sa tiền mỗi vị 16g; thục địa, thạch hộc, sa sâm, ngưu tất, hoàng bá mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Thục địa, hoài sơn, hoàng bá mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, chi mẫu mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Gia giảm:
Thêm đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g (bỏ tri mẫu, hoàng bá) nếu bàng quang căng tức, đái són, tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt; thêm thỏ ty tử 12g, ba kích 12g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g (bỏ tri mẫu, hoàng bá) nếu đau mỏi lưng, chân tay lạnh.
Bài 3: Thục địa, kim ngân, liên kiều, thạch hộc mỗi vị 12g; sơn dược, sơn thù du mỗi vị 10g; bạch linh, đan bì, trạch tả mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Để phòng bệnh viêm bàng quang, cần thực hiện các biện pháp như uống nhiều nước, chủ yếu là nước đun sôi để nguội, các loại nước có tính lợi tiểu và chống nhiễm khuẩn: nước bông mã đề, bồ công anh, rễ cỏ tranh, râu ngô…; đi tiểu thường xuyên và tránh nhịn tiểu; vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, hạn chế tắm ngâm người trong bồn tắm hoặc dưới nước ao hồ.