Cốt toái bổ, một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm nhưng lại ẩn chứa sức mạnh kỳ diệu đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Được biết đến bởi điều trị loãng xương, gãy xương, loài cây này còn mang đến nhiều tác dụng bất ngờ khác.
Đặc điểm chung của Cốt toái bổ
Cốt toái bổ hay còn gọi là Tổ rồng, Hầu khương, Tắc kè đá, Thân khương, Tổ phượng, Hộc quyết, Thu mùn… có tên khoa học là Drynaria fortunei thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cây sống lâu năm, thường bám trên các hốc đá ẩm ướt, thân cây lớn có rêu phủ. Chiều cao trung bình 20-40cm. Thân rễ của cây mọc lan, dày, dẹt, phủ vảy lông màu nâu nhạt hình ngọn giáo. Lá có hai loại sinh sản và không sinh sản. Lá không sinh sản che phủ thân rễ, hình tim khum, mép răng cưa nhọn, không cuống, màu nâu, mặt dưới có lông, gân lá lồi lõm (dài 3-5cm). Chức năng chính là hứng mùn. Lá sinh sản xẻ thùy sâu hình lông chim, cuống dài 4-7cm, phiến lá dài 10-30cm, màu lục sẫm với 7-12 cặp lá chét. Túi bào tử nhỏ có hình tròn, màu vàng nhạt, xếp hàng đều đặn ở mặt dưới lá sinh sản, không có áo túi. Cây sinh trưởng vào tháng 5 đến tháng 8, phân bố ở các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc (Việt Nam), hiếm gặp hơn ở miền Trung từ Thanh Hóa trở vào. Cây hiện đan nằm trong Sách Đỏ Việt Nam do trữ lượng tự nhiên hạn chế và khai thác quá mức.
Bộ phận được sử dụng chủ yếu là thân và rễ đã phơi hoặc sấy khô. Mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu đen, nhiều nếp nhăn dọc, có thể sần sùi hoặc có mấu. Mặt cắt ngang màu nâu hoặc nâu hồng nhạt. Ưu tiên thân rễ già, loại bỏ rễ con và lá, rửa sạch, cắt đoạn (5-15cm x 1-3cm x 3mm). Có thể luộc chín trước khi phơi/sấy. Cần loại bỏ lớp lông bên ngoài (đốt cháy).
Thành phần hóa học
Cốt toái bổ có các thành phần hóa học nổi bật như Hesperidin và tinh bột (25-34.89%). Cây thuốc có nhiều các hợp chất chống oxy hóa (tổng cộng 369 hợp chất đã được phát hiện) trong đó các hợp chất nổi bật bao gồm: Flavonoid, Proanthocyanidin, Triterpenoids, Axit phenolic, Lignans
Công dụng trong y học hiện đại
Những nghiên cứu về Đông y hiện đại đã khám phá ra những công dụng chữa bệnh của Cốt toái bổ như sau:
– Ngăn ngừa loãng xương: Polysacarit (DFPW) từ cốt toái bổ có khả năng cân bằng quá trình tạo và hủy xương, giảm mất xương ở chuột bị cắt buồng trứng (tương tự loãng xương sau mãn kinh).
– Diệt khuẩn đường miệng: Cloroform trong cốt toái bổ kết hợp với một số kháng sinh (ampicillin, gentamicin) cho thấy khả năng tiêu diệt hiệu quả nhiều loại vi khuẩn trong miệng.
– Giảm độc tính của Kanamycin: Thí nghiệm trên chuột lang cho thấy cốt toái bổ có thể giảm tác dụng độc hại của kháng sinh Kanamycin lên tai trong (tuy nhiên, khi ngưng dùng, tình trạng điếc vẫn tiến triển).
– Giảm lipid máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch.
– Giảm đau và an thần.
– Tăng nồng độ canxi trong xương và máu, đồng thời nâng cao lượng phosphate trong cơ thể.
Công dụng theo Y học cổ truyền
Theo các nghiên cứu Y học cổ truyền chỉ ra Cốt toái bổ có tính vị đắng, ấm, giúp hoạt huyết, hóa ứ, mạnh gân xương, bổ thận, giảm đau, cầm máu, sát trùng, khu phong thấp, hành huyết. Cốt toái bổ còn có thể điều trị chấn thương (té ngã, bong gân, gãy xương kín), đau nhức xương khớp (lưng, gối, toàn thân), thận hư yếu (ù tai, răng đau, răng lung lay, chảy máu chân răng), phong thấp, tê liệt và tiêu chảy kéo dài.
Các bài thuốc tiêu biểu có Cốt toái bổ
– Bổ thận chắc răng.
– Chữa gãy xương kín và chấn thương phần mềm.
– Chữa bệnh phong thấp.
– Chữa đau nhức răng, thận hư yếu, tai ù.
– Mỏi do thận hư yếu.
– Chữa máu tụ, bong gân.
– Chữa khô miệng, mệt mỏi, nặng đầu, chân tay bủn rủn, thận hư yếu.
– Bồi bổ gân xương.
– Trị chứng phong thấp do huyết.
– Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt
– Chữa gãy xương lâu liền và suy nhược cơ thể ở người cao tuổi.
Cây thuốc được sử dụng theo liều khoảng 6-12 gam/ngày (dạng sắc, ngâm rượu). Dùng ngoài không giới hạn liều lượng.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng:
Bên cạnh các công dụng chữa bệnh hữu ích, các thầy thuốc Đông y cũng có một số những khuyến cáo khi sử dụng Cốt toái bổ
– Chống chỉ định với người âm hư, huyết hư, thiếu âm kèm nhiệt nội, ứ máu.
– Cẩn trọng khi dùng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
– Thông báo cho các chuyên gia y tế biết về các bệnh nền và thuốc đang sử dụng và tránh tự ý kết hợp các dược liệu khác.