Chi Râu hùm ở nước ta hiện biết 6 loài là một loại cây thảo sống lâu năm cao 50 – 80 cm được dùng làm thuốc trong Dược học cổ truyền có tác dụng tiêu viêm chỉ thống, thanh nhiệt giải độc…
- Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây qua lâu
- Dược học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ rau bầu đất
Dược học cổ truyền nói về cây chi râu hùm?
Chi râu hùm là một loại cây thảo sống lâu năm cao 50 – 80 cm có thân bò dài, nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình trái xoan nhọn, dài 25 – 60 cm, rộnh 7-20 cm, màu lục bóng, mép nguyên lượn sóng; cuống lá dài 10 – 30cm; hoa màu tím đen, mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong dài dài 10 -15cm; bao chung của tán có bốn lá bắc màu tím nâu, các lá bắc ngoài hình trái xoan, thuôn nhọn ở gốc; các sợi bất thụ dài tới 25cm.
Hoa 15 – 20 đoá, màu tím đen; bao hoa có 6 thuỳ; nhị 6, màu tím đen; bầu dưới hình nón ngược, có 6 cạnh lồi. Quả không tự mở; hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím. Ra hoa tháng 7 – 8, có quả tháng 9 –10. Mọc ở nơi ẩm ướt, nhiều mùn.
Bộ phận dùng: Thân rễ. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô.
Tính vị: Chi râu hùm có vị cay, tính mát, có ít độc.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết tán ứ. Dân gian dùng làm thuốc trị tê thấp.
Chữa tê thấp: Kinh nghiệm dân gian dùng 50g thân rễ Râu hùm khô giã nhỏ, trộn với 30g Bồ kết nướng giòn, tán bột, ngâm vào 1/3 lít rượu trong 1 – 2 tuần. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ tê đau, ngày 2 – 3 lần.
Cách dùng và liều lượng: Dùng uống trong: sắc nước :10 – 12g. Dùng ngoài giã nát bôi hoặc nghiền vụn thành bột đắp.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được uống.
Nguồn: Tham khảo