Nội dung bài viết
Tía tô thường được sử dụng trong chế biến món ăn, nhưng bên cạnh đó, đây còn là một vị thuốc nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là loại cây khá phổ biến
Tổng quan về tía tô
Tía tô là loại cây thân thảo, cao tầm 0,5 đến 1 mét. Lá tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới của lá thường có màu tím, đôi khi cả hai mặt đều có màu tìm, xanh lục hoặc nâu. Hoa tía tô có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành trong khi quả có hình cầu.
Ngoại trừ rễ, các bộ phận còn lại của loài cây này như cành, lá và quả đều có thể sử dụng được. Tùy theo mục đích sử dụng của từng bộ phận mà cây được thu hoạch theo những thời gian khác nhau. Nếu lấy lá, thời gian thu hái sẽ rơi vào khoảng 2 tháng sau khi gieo hạt. Khi đó, chỉ nên hái những lá đã già và chờ 1 tháng sau để tiếp tục hái. Trong trường hợp muốn lấy hạt, nên chờ cho đến khi cây tía tô già.
Trong Y học cổ truyền, Tía tô có tính ôn, vị cay, quy 2 kinh Tỳ và Phế. Theo Dược sĩ Nguyễn Hồng Diễm hiện đang công tác vị trí GV Cao đẳng Dược cho biết: Tía tô có một số tác dụng dược lý như:
- Trị hen suyễn
- Chống viêm và dị ứng
- Khả năng chống oxy hóa
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Điều trị dạ dày
- Hỗ trợ giảm đau, trị viêm xương khớp
- Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn
- Làm đẹp da
Lá tía tô có thể chữa được nhiều bệnh
Một số bài thuốc dân gian từ lá tía tô
Trị ho ở trẻ sơ sinh
Nguyên liệu
Lá tía tô: 20g
Hoa khế: 5g
Hoa đu đủ đực: 5-10g
Đường phèn: 5g
Cách làm: Đem lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực đi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt, thêm vào đường phèn và đem hấp cách thủy. Cho trẻ uống mỗi ngày 5 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê, tương ứng 2,5ml.
Giảm đau nhức do Gout: Mỗi khi gout tái phát, bệnh nhân có thể hái một nắm lá tía tô đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi nhai nuốt sống. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một bài thuốc dân gian khác là sắc uống lá tía tô mỗi ngày để cải thiện triệu chứng của bệnh.
Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Khi trẻ nhỏ gặp rôm sảy, cha mẹ có thể dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, sau đó đun sôi để tắm cho bé. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho trẻ.
Trị trúng độc do ăn hải sản: Dùng 10g lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống. Ngoài ra, cũng có thể sắc lá tía tô khô và uống mỗi ngày.
Trị bụng trướng: Lấy một ít là tía tô đã được làm sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi sau đó cho thêm ít muối vào uống.
Trị cảm mạo
Cách 1: Rửa sạch lá tía tô, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ. Ăn khi còn nóng, giúp thoát mồ hôi, giải cảm nhanh.
Cách 2: Dùng lá tía tô nấu nước và xông. Ngoài ra, còn có thể dùng nước để ngâm chân.
Có thể thấy, lá tía tô có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, nên tránh việc lạm dụng loại lá này vì nó có thể gây nên một số tác dụng ngược không mong muốn. Các bài thuốc cũng chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn