Nội dung bài viết
Táo mèo là một loại cây gỗ thường xuất hiện nhiều ở các vùng núi cao nước ta, đây là một loại Dược liệu được áp dụng vào nhiều Vị thuốc Bắc trị bệnh đặc biệt hữu ích.
- Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Chè dây
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Mực
- Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Nhân Trần
Tìm hiểu công dụng trị bệnh tuyệt vời từ Táo Mèo
Thông tin cần biết về cây Táo mèo
Theo chia sẻ các của giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, Táo mèo hay còn được gọi với tên khác là Sơn tra hay Chua chát…cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), có tên khoa học là Docynia indica. Táo mèo hay xuất hiện ở vùng sườn núi với độ cao trung bình khoảng từ 1500 đến 3000. Được tìm thấy rất nhiều ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, vùng Tây Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây táo mèo mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La…
Táo mèo là loại cây gỗ bán thường xanh có chiều cao trung bình ở khoảng 2m đến 5m. Cành cây khi nhỏ sẽ có màu nâu tím và rậm lông nhưng khi già sẽ không có lông và chuyển sang màu nâu đen. Thân cây Táo mèo non có gai, lá mọc tại đây sẽ có phiến và có thùy. Lá mọc ở nhánh già không có thùy, thon và dài khoảng 7cm đến 10 cm, lúc non có đầy lông. Mép lá táo mèo có răng nhỏ, lá gồm 6 đến 10 cặp gân phụ, lá kèm thường rất nhanh rụng. Cuống lá dài tầm 0,5cm đến 2 cm, ngoài có phủ lông tơ.
Hoa Táo mèo mọc thành từng cụm, mỗi cụm thường có 3 đến 5 bông với đường kính 2,5 cm. Đài hoa Táo Mèo có hình chuông còn lá đài thì hình mác tam giác và đều được phủ lông tơ. Cánh hoa màu trắng, thuôn dài, mỗi bông có tới 30 nhị. Táo méo thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Quả Táo mèo có nhiều thịt, có hình cầu hoặc hình trứng với đường kính khoảng từ 2cm đến 3 cm. Mùa sai quả vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9.
Táo mèo và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Sử dụng cho người cao huyết áp, béo phì: Sử dụng 15 g táo mèo, 20 g hà diệp. Sau đó mang vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi cho vào ấm hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút. Dùng uống thay trà với liều 1 thang/ngày. Bài thuốc đáp ứng tốt với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
2. Trị chứng đầy bụng: Cần chuẩn bị 30 g táo mèo ở dạng khô. Đem sắc dược liệu với khoảng 1 thăng nước trên lửa nhỏ lấy 300 ml. Uống thay trà trong ngày khi còn ấm, cần duy trì liên tục trong khoảng 2 đến 3 ngày.
Táo Mèo là một loại cây thường xuất hiện ở các vùng núi cao
3. Trị rối loạn mỡ máu: Sử dụng 50 g táo mèo cùng với khoảng 50 g gạo tẻ. Sau đó mang Táo đem thái phiến rồi nấu chung với gạo tẻ thành cháo. Sau đó nêm đường phèn vừa ăn rồi đem chia làm 2 lần ăn trong ngày. Nấu ăn mỗi ngày 1 thang thuốc duy nhất.
4. Công dụng thanh can nhiệt, bổ can thận: Sử dụng 16 g táo mèo, 16 g sinh đỗ trọng, 16 g thảo quyết minh, 62 g tiên ngọc mễ tu, 6 g hoàng bá cùng 3 g sinh đại hoàng. Sử dụng các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với 6 bát nước trên lửa nhỏ đến khi cô lại còn 3 bát. Một ngày chia đều thành 3 lần uống, sử dụng đúng 1 thang thuốc/ngày. Bài thuốc này rất thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp hay người thừa cân, béo phì.
5. Trị huyết áp cao kèm táo bón kéo dài: Sử dụng 12 g táo mèo đã sao đen, 9 g hoa cúc trắng cùng với 12 g thảo quyết minh. Sau đó các vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 20 phút. Uống thay trà trong ngày với liều 1 thang/ngày.
6. Công dụng thanh nhiệt, trừ đàm cho người rối loạn lipit máu hay cao huyết áp: Sử dụng 10 g táo mèo, 10 g lá chè tươi, 10 g cúc hoa. Sử dụng tất cả vị thuốc trên đem cho vào ấm hãm chung với nước sôi nóng trong khoảng 15 phút. Sử dụng thay nước trà trong ngày với liều 1 thang/ngày.
7. Công dụng hoạt huyết hóa ứ: Sử dụng 30 g táo mèo, 30 g hải đới, 10 củ mã thầy, 3 quả chanh. Sử dụng Táo bỏ hạt, thái miếng; hải đới rửa sạch và cắt ngắn; mã thấy bóc vỏ và thái vụn; chanh cắt lát. Tất cả cho vào ấm sắc kỹ lấy nước uống. Nên chia làm 2 lần uống trong ngày với liều 1 thang/ngày. Phù hợp với những người bị cao huyết áp.
8. Trị triệu chứng mỡ máu cao: Sử dụng 10 g táo mèo xanh, 10g ý dĩ xanh, 60 g lá sen khô, 15 g lạc lá, 60 g lá chè, 5 g vỏ quýt. Mang các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi pha với nước sôi để uống thay trà hằng ngày.
9. Trị viêm đại tràng cấp: Sử dụng 60 g táo mèo cùng với 30 ml rượu trắng và 60 g đường đỏ. Đem dược liệu đi sao cháy nhẹ rồi gia rượu trắng trộn đều và sao tiếp đến khi khô rượu. Cho 200 ml vào đun trong 15 phút, bỏ bã rồi cho đường đỏ vào sắc sôi. Uống khi thuốc còn nóng với liều 1 thang/ngày.
10. Trị viêm bể thận: Sử dụng 100 g táo mèo ở dạng sống. Sau đó cho dược liệu vào ấm sắc với nước trong khoảng từ 10 đến 15 phút, sắc làm 3 lần, 500 ml/lần. Mỗi liệu trình kéo dài trong 14 ngày.
Táo mèo và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
11. Trị lipid máu cao: Sử dụng 3 g táo mèo, 8 g mã đề, 6g mộc hương, 6 g tang ký sinh, 6 g thảo quyết minh, 3 g hoàng tinh, 3 g kim anh tử. Mang các vị thuốc trên đây đem nấu với nước thành cao đặc rồi trộn với bột gạo để làm thành viên, mỗi viên tương đương với khoảng 1,1g dược liệu. Mỗi lần uống từ 5 – 8 viên với tần suất 2 lần/ngày.
12. Công dụng thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch: Sử dụng 30g táo mèo, 15g lá sen non, 5g hoa hòe tươi, 10g thảo thuyết minh cùng 1 ít đường trắng. Mang các vị thuốc trên cho vào ấm sắc chung với nửa thăng nước trên lửa nhỏ để lấy 200 ml. Chia đều thành 2 lần uống trong ngày, dùng với liều chỉ 1 thang/ngày.
13. Chữa bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch: Sử dụng 15 g táo mèo, 15 g đan sâm, 12 g quyết minh tử, 5 g hồng hoa. Sau đó mang các vị thuốc đem cho vào ấm sắc lấy nước uống thay nước trà mỗi ngày 1 thang. Cần duy trì liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng tùy thể trạng mỗi người.
14. Trị gan nhiễm mỡ: Sử dụng 30 g táo mèo sống, 20 g mã đề, 15g hà thủ ô sống, 15 g đan sâm, 15 g hoàng kỳ, 15 g thảo quyết minh, 15 g hà diệp, 15g hổ trương. Đem các vị thuốc trên cho hết vào ấm để sắc nước uống với liều chỉ 1 thang/ngày.
Có thể thấy Táo mèo được ứng dụng lâm sàng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh nhưng các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo các bạn cần lưu ý sử dụng đúng trường hợp, các thông tin về dược liệu Táo mèo được thống kê trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng Táo mèo cho bất cứ mục đích nào, nhất là trị bệnh, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên.